Đối với hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 48 - 53)

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cịn có nhiệm vụ quan trọng là thông qua hoạt động của mình để phát hiện những rùi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để cảnh báo, kiến nghị u cầu chỉnh sửa góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, những tổ chức tín dụng yếu kém dần được loại bỏ theo xu hướng sát nhập, giải thể. Trong bối cảnh như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một trong những công cụ được nhà nước lựa chọn để góp phần thực hiện mục tiêu trên.

Thực hiện chức năng giám sát từ xa đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Ngay sau khi ổn định tổ chức, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã xây dựng được hồ sơ hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để cập nhật thơng tin, phân tích và đánh giá nhằm cảnh báo sớm tới tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có

nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động để họ có thể khắc phục, chỉnh sửa; kết quả của công tác giám sát từ xa đã giúp cơng tác kiểm tra tại chỗ có trọng tâm và trọng điểm.

Cùng với hoạt động giám sát từ xa, công tác kiểm tra tại chỗ cũng được Bảo hiểm tiền gửi chú trọng vì khơng phải lúc nào những rủi ro, bất ổn cũng thể hiện qua các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê. Đến thời điểm hiện tại, Bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện thành công gần 2000 cuộc kiểm tra tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Công tác kiểm tra tại chỗ nhằm phát hiện các tồn tại vi phạm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi giúp họ khắc phục, chỉnh sửa để kinh doanh ngày một hiệu quả hơn. Vì vậy, hầu hết các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được kiểm tra đề có nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là nhằm mục đích hướng dẫn, giúp họ hoạt động theo đúng pháp luật và từ đó nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Tháng 7 năm 2003, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã được kết nạp và trở thành thành viên của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế. Đây là một diễn đàn để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể trao đổi và học hỏi

kinh nghiệm với gần 100 nước có cơ chế bảo hiểm tiền gửi.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Việt Nam

2.2.1 Phân tích hình thức thu phí bảo hiểm tiền gửi

Đối với mỗi quốc gia khác nhau tùy theo đặc thù của mỗi nước về điểm xuất phát, hệ thống luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ mơ có liên quan, kỷ cương của thị trường và tình hình phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ và đặc biệt là mục tiêu của hoạt động Bảo hiểm tiền gửi mà vận dụng các hình thức thu phí bảo hiểm chủ yếu sau:

1. Quy định một mức phí bảo hiểm tiền gửi đồng hạng, yêu cầu

các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải đóng góp trước theo cùng một mức, khơng phụ thuộc vào tình hình hoạt động và mức độ rủi ro của từng thành viên tham gia.

2. Phân chia thành hai khoản, một khoản phí bảo hiểm cố định

đóng trước, một khoản cịn lại căn cứ vào mức độ rủi ro trong hoạt động để điểu chỉnh.

3. Phân chia biên độ phí bảo hiểm tiền gửi thành các mức phí bảo hiểm khác nhau căn cứ vào mức động rủi ro tương ứng trong hoạt bảo hiểm khác nhau căn cứ vào mức động rủi ro tương ứng trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm. Phương pháp này được xây dựng thông qua các tiêu chí như: tiền bảo hiểm, các phân tích cơ bản, phân tích thị trường, phân tích tỷ lệ lãi suất, lợi tức và được điều chỉnh theo mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm.

Khi so sánh số liệu về khảo sát tại thời điểm cuối năm 2000 ở 42 hệ thống bảo hiểm tiền gửi cho thấy có 40.8% số hệ thống áp dụng loại phí điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Đến năm 2002 khi khảo sát 71 hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên toàn thế giới cho thấy có 65% số hệ thống áp dụng loại phí bảo hiểm điểu chỉnh theo mức độ rủi ro. Như vậy cùng với quá trình hội nhập quốc tế, các hệ thống bảo hiểm tiền gửi đã tuân theo xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường cho nên hệ thống bảo

hiểm tiền gửi áp dụng loại phí bảo hiểm điều chỉnh theo mức độ rủi ro ngày càng tăng, phù hợp với quy luật vận động chung.

Trên cơ sở đặc thù trong hoạt động ngân hàng nói riêng và điểm xuất phát của nền kinh tế Việt Nam nói chung, Nhà nước đã áp dụng hình thức phí bảo hiểm đồng hạng cho tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm là 0.15%/năm tính trên bình qn tổng số tiền gửi bằng đồng Việt Nam của các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm. Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi nên mức độ rủi ro không nhỏ,

nhưng nếu lấy mức nộp phí bảo hiểm trung bình năm là 0.15%/năm theo tổng tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm là khơng cao. Vì tổng số này có tỷ trọng bình qn khoảng 40% trên tổng tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Nếu tính phân bổ bình quan theo giá lãi suất huy động vốn dối với một đồng Việt Nam phải gánh thêm của tổng tiền gửi tại mỗi tổ chức bình quân sẽ là 0.045%/năm từ tiền phí bảo hiểm. So sánh mức tỷ lệ này với kết quả khảo sát về phí bảo hiểm tại các hệ thống bảo hiểm tiền gửi quốc tế cho thấy, mức phí bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam còn thấp hơn

so với các nước trên thế giới.

2.2.2 Phân tích đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm

Tiền gửi là số tiền gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc khơng hưởng lãi và được hồn trả cho người gửi tiền.

Như vậy theo Luật các tổ chức tín dụng, người gửi tiền được tạo điều kiện thuận lợi khi gửi và rút tiền theo yêu cầu: Đảm bảo trả đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi của mọi khoản tiền gửi. Đảm bảo bí mật về số dư tiền gửi của người gửi tiền: từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà khơng có sự đồng ý của người gửi tiền trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người gửi tiền là cá nhân (bao gồm người cư trú và khơng cư trú), hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

Người gửi tiền được bảo hiểm ở Việt Nam nêu trên có tiền gửi gửi bằng đồng Việt Nam thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm.

Trong những năm qua, nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp ở Việt Nam đã hằn sau vào nếp nghĩ của đại bộ phận người dân, tạo cho họ tâm lý chỉ tin vào các tổ chức của Nhà nước và cơ quan Nhà nước. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, các khoản tiền gửi của người gửi tiền

thường xuyên hay tập trung gửi vào các ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại quốc doanh trước đây, bởi họ cho rằng ở đó tiền gửi của họ sẽ được bảo đảm và an toàn hơn hoặc các ngân hàng thương mại nhà nước đó khơng dễ bị đổ bể. Chính điều đó khiến cho sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bị hạn chế, bất bình đẳng và ít nhiều ảnh hưởng đến chính sách, tiến độ cổ phần hóa của nhà nước trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Xuất phát từ lý do trên đặc biệt là những yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế nên Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời. Việc ra đời của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần từng bước xóa đi quan niệm cũ trong thời bao cấp của người dân về mặc cảm giữa các loại hình tổ chức tham gia bảo hiểm. Khi người gửi tiền thực hiện đúng chính sách của Nhà nước về bảo hiểm tiền gửi thì họ ln được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào loại hình tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền. Đây là một trong những nội dung đã góp phần tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm huy động nguồn nội lực từ công chúng.

Khi nền kinh tế thị trường nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhà đầu tư ln mong muốn tìm được lợi nhuận siêu ngạch. Đây là quy luật và không phải nhà đầu tư nào cũng được thỏa mãn đặc biệt là những nhà đầu tư là người gửi tiền nhỏ vì họ chiếm số đơng do khơng đủ các thơng tin nên không lường trước được hết các rủi ro tiềm ẩn nơi các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm có năng lực yếu kém. Người gửi tiền tham gia hoạt động bảo hiểm tiền gửi được hưởng các quyền lợi và chịu trách nhiệm:

- Được bảo hiểm theo quy định của pháp luật khi gửi tiền bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tham gia bảo hiểm.

- Quyền được biết về các thông tin có liên quan đến việc gửi tiền của họ tại tổ chức được phép nhận tiền gửi.

- Được tạo điều kiện thuận lợi khi người gửi tiền khi nhận tiền bảo

hiểm.

- Có nghĩa vụ tham gia hồn thiện chính sách của Nhà nước về Bảo hiểm tiền gửi.

Có thể nói trong thời gian qua khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời thì quyền lợi người gửi tiền đã được bảo vệ theo pháp luật: hình thức bảo vệ đã chuyển từ hình thức bảo vệ ngầm sang hình thức bảo vệ cơng khai bằng cam kết; góp phần tạo mơi trường cạnh tranh trên thị trường tiền tệ đồng thời thúc đẩy các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải dành nhiều tiện ích có chất lượng cao hơn và đa dạng hơn cho người gửi tiền. Khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản, giải thể bắt buộc thì người gửi tiền được bảo hiểm ln được ưu tiên trong trật tự chi trả tiền bảo hiểm và thanh tốn số tiền cịn lại nếu có với tư cách là chủ nợ

khơng có bảo đảm của số tiền vượt hạn mức chi trả trước nhất. Ở thời điểm hiện tại, đối tượng người gửi tiền được bảo hiểm được xác định như trên là phù hợp với phù hợp với quy mô và mục tiêu hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

2.2.3 Phân tích hạn mức chi trả

Kinh nghiệm về xác định, điều chỉnh hạn mức chi trả cho thấy, nếu hạn mức chi trả quá thấp sẽ làm giảm lòng tin và thúc đây tâm lý rút tiền ồ ạt của người gửi tiền trong trường hợp một ngân hàng gặp khó khăn về tài chính; ngược lại nếu hạn mức chi trả quá cao sẽ có tác động tiêu cực trong việc giám sát ngân hàng, tạo tâm lý ỷ lại của người gửi tiền vào hệ thông bảo hiểm tiền gửi làm kỷ cương của thị trường trong việc kiểm soát rủi ro hoạt động ngân hàng bị yếu đi. Như vậy hạn mức chi trả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)