- Rủi ro về vai trò và chức năng của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
a. Cơ sở của giải pháp hỗ trợ tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
trong giai đoạn này của nền kinh tế là chưa phù hợp. Nếu Chính phủ có thể cấp thêm 1 khoản vốn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thì cũng chưa thể giải quyết được những khó khăn về nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Để giải quyết đòi hỏi đảm bảo khả năng thanh khoản trong điều kiện xảy ra đổ vỡ có tính hệ thống thì vốn cấp cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như trên sẽ chưa phải là cơ bản, nguồn vốn cần thiết sẽ là nguồn vốn lớn hơn được hỗ trợ từ Chínhphủ.
a. Cơ sở của giải pháp hỗ trợ tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Việt Nam
Mục tiêu quan trọng đặt tra với tổ chức bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả trong hội nhập quốc tế là bảo đảm khả năng thanh lý và xử lý đổ vỡ ngân hàng trong mọi tình huống khơng chỉ đối với một ngân hàng có quy mơ lớn mà cả trong tình trạng đổ vỡ mang tính dây chuyền. Hạn mức hỗ trợ tài chính của Chính phủ được xác định là số tiền cam kết bảo lãnh, tài trợ của Chính phủ ngồi vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp có khủng hồng. Từ kinh nghiệm của hệ thơng bảo hiểm tiền gửi có nét tương đồng với Việt nam cho thấy việc đảm bảo khả năng thanh khoản thường rất cần sự vào cuộc và cam kết hỗ trợ tài chính từ Chính phủ. Nó khơng chỉ giúp tăng cường năng lực tài chính mà cịn gia tăng lịng tin nơi cơng chúng.
b. Nội dung giải pháp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, canh tranh khốc liệt, các biện pháp phịng ngừa rủi ro phải ln được chuẩn bị từ trước. Mức hỗ trợ tài chính của Chính phủ cần có cơ cấu, đang dạng theo nguồn vốn hình thành, hỗ trợ một cách linh hoạt và phù hợp. Các loại hạn mức và nguồn sau thường được các hệ thống bảo hiểm tiền gửi quan tâm:
- Hạn mức phát hành trái phiếu bảo hiểm tiền gửi theo bảo lãnh của Chính phủ. Loại hạn mức này, Chính phủ xem như khoản vay của Chính phủ từ phía cơng chúng thơng qua Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức được
giao thực hiện với thời hạn phù hợp, lãi suất phù hợp nhằm thu hút một lượng vốn đáng kể trong thời gian thích hợp. Đây được coi là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng nhất. Loại hạn mức này cần có số lượng cụ thể, theo kinh nghiệm của các quốc gia có hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả, hạn mức này tùy thuộc vào năng lực của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và khả năng bảo lãnh của chính phủ nhưng nên chiếm tỷ trọng cao (khoảng 60%) trong tổng hạn mức hỗ trợ mà chính phủ cam kết hỗ trợ. Nguồn vốn này được hình thành từ phát hành trái phiếu bảo hiểm tiền gửi và sẽ được quản lý, sử dụng và hoàn trả theo quy định của Chính phủ.
- Hạn mức vay vốn của chính phủ, tổ chức phi chính phủ nước ngồi và
các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB … hay Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế do Chính phủ bảo lãnh.Hạn mức tối đa càn quy định cụ thể. Rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính ở một số quốc gia như Indonesia, Brasil, Thailand … Các nước này đã phải trả giá khơng chỉ vì hiệu quả kinh tế mà cịn bởi các cân nhắc chính trị do việc vay mượn với số tiền lớn từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác. Theo đặc thù của Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế đối với loại nguồn vốn này, Chính phủ nên quy định tỷ trọng khoảng 20% trên tổng nguồn hỗ trợ của Chính phủ trong trường hợp khẩn cấp.
- Hạn mức vay tốn của các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác trong
nước. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, một khi xảy ra khủng hoảng thì chính những tổ chức tín dụng này cũng có thể khơng cịn khả năng chi trả do vậy nếu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vay vốn từ những tổ chức này sẽ khiến cho họ gặp thêm khó khăn. Theo kinh nghiệm thế giới cũng như căn cứ vào tình hình Việt Nam thì hạn mức này chỉ nên thực hiện tối đa là 15% so với tổng hạn mức mà Chính phủ cam kết tài trợ.
Trong mỗi thời kỳ cụ thể, có thể dự báo được các loại hạn mức này một cách tương đối chính xác vì có thể biết được tổng số tiền huy động bằng VND,
số tiền gửi của các đối tượng được bảo hiểm thông qua số liệu lịch sử đã qua và dự kiến tốc độ tăng của các loại tiền gửi này trong thời gian tới.
Mặt khác, bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy các quốc gia phải tự tìm cách cứu lấy mình trước khi nhờ đến những mối quan hệ quốc tế do tình trạng diễn ra ở quốc gia này có thể sẽ lập tức diễn ra ở quốc gia khác qua phản ứng dây chuyền. Mặt khác, những khoản hỗ trợ của các tổ chức
tài chính, tổ chức phi chính phủ ở nước ngồi đối khi đi kèm với những điều
kiện liên quan đến chính trị. Do vậy Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nên chú trọng đến vay nợ dài hạn của công chúng trong nước thông qua phát hành trái phiếu bảo hiểm tiền gửi.