Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 159)

Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp

Chương 6 – Quản trị kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

155 các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến động của thị trường, ... Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể kể đến một số biện pháp chủ yếu sau:

1. Giải pháp chiến lược

Nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập với khu vực và quốc tế vừa tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, vừa làm cho tính biến động của môi trường kinh doanh ngày càng lớn hơn. Đặc biệt khi mà các hiệp định thương mại được ký kết giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới đang ngày càng xoá đi các rào cản thuế quan đối với các hoạt động xuất, nhập khẩu. Điều này dẫn đến sự thâm nhập trực tiếp của các doanh nghiệp ở các nước vào thị trường của nhau. Trong môi trường kinh doanh này để chống đỡ với sự thay đổi không lường trước của môi trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh mang tính chất động và tấn công. Chất lượng của hoạch định và quản trị chiến lược tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vị thế cạnh tranh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải được xây dựng theo qui trình khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao. Đó không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện qua các mục tiêu cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược tổng quát và các chiến lược bộ phận. Một vấn đề quan trọng nữa là phải chú ý đến chất lượng khâu triển khai thực hiện chiến lược, biến chiến lược kinh doanh thành các chương trình, các kế hoạch và chính sách phù hợp.

2. Xác định và phân tích điểm hoà vốn

Kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Để quyết định sản xuất một loại sản phẩm doanh nghiệp phải tính toán để biết được phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm với mức giá đầu vào cụ thể nào và bán với giá nào để đảm bảo hoà vốn và bắt đầu có lãi. Điều này đặt ra yêu cầu xác định và phân tích điểm hoà vốn.

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí kinh doanh phát sinh. Tại điểm hoà vốn, kết quả kinh doanh đối với loại sản phẩm đó bằng không. Đây chính là ranh giới giữa âm hoặc dương của mức doanh lợi.

Phân tích điểm hoà vốn chính là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa doanh thu, sản lượng, chi phí kinh doanh và giá cả. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm hoà vốn là phải phân chia chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi và xác định được chi phí kinh doanh cố định cho từng loại sản phẩm.

Cần lưu ý là phân tích hòa vốn phải được tiến hành cho mọi hoạt động có tính chất dài hạn như đầu tư công nghệ, thiết bị; mở rộng hay thu hẹp mô;...

3. Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào

Chương 6 – Quản trị kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

156 Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Xét trên phương diện lí thuyết thì để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp phải quyết định mức sản xuất của mình thoả mãn điều kiện doanh thu biên thu được từ đơn vị sản phẩm thứ i phải bằng với chi phí kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phầm thứ i đó. Mặt khác, để sử dụng các nguồn lực đầu vào hiệu quả nhất doanh nghiệp quyết định sử dụng khối lượng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí kinh doanh để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra.

Để vận dụng lí thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp phải triển khai tính chi phí kinh doanh. Việc tính toán chi phí kinh doanh và đó là tính chi phí kinh doanh cận biên phải được tiến hành liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết nhằm cung cấp thường xuyên những thông tin về chi phí kinh doanh theo yêu cầu của bộ máy quản trị doanh nghiệp.

4. Phát triển và tạo động lực cho đội ngũ lao động

Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế trí thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà quản trị doanh nghiệp phải hết sức quan tâm. Đặc biệt, đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lí, phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường. Phải chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn lao động.

Động lực tập thê và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Tạo động lực cho tập thể, cá nhân là vấn đề đặc biệt quan trọng. Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới việc tạo động lực là việc thực hiện khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Không thể tạo ra động lực khi lương, thưởng không theo nguyên tắc công bằng. Mặt khác, nhu cầu tinh thần của người lao động ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển sang quản trị dân chủ tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên. Phải ngày càng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho người lao động và phải đặc biệt chú trọng phát triển nhân cách của đội ngũ những người lao động.

5. Hoàn thiện hoạt động quản trị

Bộ máy quản trị gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi của thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết. Muốn vậy, phải chú ý ngay từ khâu tuyển dụng theo nguyên tắc tuyển người theo yêu cầu của công việc.

Chương 6 – Quản trị kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

157 Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến đổi của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị và phải được qui định rõ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội qui của doanh nghiệp. Những qui định này phải quán triệt nguyên tắc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản trị.

Thiết lập hệ thống thông tin hợp lý là nhiệm vụ không kém phần quan trọng của công tác tổ chức. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp các yêu cầu sau:

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, đảm bảo thường xuyên cung thông tin cần thiết đến đúng các địa chỉ nhận tin

- Tăng cường chất lượng công tác thu nhận, xử lý thông tin, đảm bảo thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin

- Phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác thông tin của doanh nghiệp.

- Đảm bảo chi phí kinh doanh thu thập, xử lí, khai thác và sử dụng thông tin thấp nhất - Phù hợp với trình độ phát triển công nghệ tin học, từng bước hội nhập với hệ thống thông tin quốc tế.

6. Phát triển công nghệ kỹ thuật

Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có trình độ công nghệ kỹ thuật rất lạc hậu, máy móc thiết bị quá cũ kỹ làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và kết cục là hiệu quả kinh doanh thấp hoặc kinh doanh không có hiệu quả.

Nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn; đầu tư đúng hay sai sẽ tác động tới hiệu quả lâu dài trong tương lai. Vì vậy, để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ phải giải quyết tốt ba vấn đề:

- Thứ nhất, dự đoán đúng cung - cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết liên quan đến loại sản phẩm sẽ đầu tư phát triển.

- Thứ hai, phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp. Các trường hợp nhập công nghệ lỗi thời, thiết bị bãi rác, gây ô nhiễm môi trường,... đều đã ẩn chứa nguy cơ sử dụng không có hiệu quả chúng trong tương lai.

- Thứ ba, có giải pháp huy động và sử dụng vốn đúng đắn. Nếu dự án đổi mới thiết bị không được đảm bảo bởi các điều kiện huy động và sử dụng vốn đúng đắn cũng đều chứa đựng nguy cơ thất bại, không đem lại hiệu quả.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay, các hướng chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ là:

Nâng cao chất lượng quản trị công nghệ - kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

Chương 6 – Quản trị kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

158 - Nghiên cứu, đánh giá để có thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo công nghệ mới

- Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, các điều kiện tài chính; từng bước quản trị và sử dụng có hiệu quả thiết bị máy móc hiện có

- Nghiên cứu sử dụng vật hếu mới và vật liệu thay thế theo nguyên tắc nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực quản trị kỹ thuật và quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

7. Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội

Cùng với sự phát triển và mở rộng thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp với thị trường cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ bạn hàng, doanh nghiệp đó có cơ hội phát triển kinh doanh. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn, tránh các cạm bẫy,... Muốn vậy phải:

- Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phải tận tuỵ phục vụ và thông qua đó doanh nghiệp mới có cơ hội thu được lợi nhuận.

- Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Chính uy tín, danh tiếng là cái "không ai có thể mua được" nhưng lại là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho mọi doanh nghiệp

- Giải quyết tốt các mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, cung ứng, các đơn vị kinh doanh có liên quan khác,... Đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể giảm được chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào

- Giải quyết tốt các mối quan hệ với các cơ quan quản lý vĩ mô vì chỉ trên cơ sở này mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh doanh mới gắn chặt với hiệu quả xã hội.

- Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh doanh bền vững.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu các phương pháp phân bổ truyền thống trong việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp?

2. So sánh ưu điểm của phương pháp tính theo mức lãi thô với phương pháp truyền thống?

3. Nêu các ứng dụng của mức lãi thô trong việc ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp và lấy ví dụ minh họa cụ thể?

Chương 6 – Quản trị kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

159 4. Thế nào là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp?Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?

Tài liệu tham khảo

160

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Ngô Kim Thanh, Giáo trình quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2012

2. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản trị kinh doanh, Tập 1 và Tập 2, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2013

3. Stephen P.Robbins, Timothy A.Judge, Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2012

4. PGS.TS – Lê Thế Giới (chủ biên), Quản trị học, Nhà xuất bản tài chính 2007. 5. Nguyễn Hải Sản, Quản trị học, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 1998.

6. PGS.TS. Nguyễn thị Liên Diệp, Quản trị học, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2006. 7. TS. Hà Văn Hội, Quản trị học, Những vấn đề cơ bản tập1 và tập 2, Nhà xuất bản Bưu

điện, Hà Nội tháng 1.2007.

8. Phạm Thế Tri, Quản trị học, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM, năm 2007

9. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý VIM, Nguyên lý quản lý, Nhà xuất bản lao động

10. JAMES.H.DONNELLY;JR , JAMES.L.GIBSON, JOHN.M.IVANCEVICH, quản trị học căn bản, Nhà xuất bản thống kê.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)