Hoạch định mục tiêu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 96)

Thông thường, mục tiêu được coi như kết quả của các quyết định. Nó là sự diễn tả một

tình trạng mong muốn trong tương lai của doanh nghiệp.

3.4.1.1. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp

Việc xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp được tiếp cận theo nhiều cách:

a. Theo cách tiếp cận có tính chất thứ bậc, người ta cho rằng doanh nghiệp có các mục

tiêu:

- Mục tiêu bao trùm

- Mục tiêu trung gian (chiến thuật). - Mục tiêu điều kiện

b. Theo cách tiếp cận với thời gian, mục tiêu doanh nghiệp gồm: - Mục tiêu dài hạn (từ 3 năm trở lên)

- Mục tiêu trung hạn (từ 1-3 năm) - Mục tiêu ngắn hạn (dưới 1 năm)

c. Theo cách tiếp cận với các nội dung của một quá trình kinh doanh, người ta có thể phân loại mục tiêu của doanh nghiệp một cách cụ thể hơn:

- Mục tiêu mang tính chất tiền tệ: Tăng lợi nhuận; Tăng doanh thu; Hạ chi phí; Tăng khả năng chi trả; Bảo toàn vốn kinh doanh

Chương 3 – Chỉ huy trong quản trị doanh nghiệp

92 - Các mục tiêu không mang tính chất tiền tệ: Tăng tỷ trọng thị phần; Sự phát triển của doanh nghiệp; Sức mạnh và uy lực doanh nghiệp; Sự độc lập; Phục vụ khách hàng; Cải tiến chất lượng

d. Theo cách tiếp cận các lĩnh vực, ta có các loại mục tiêu sau:

- Mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được 3 mục tiêu kinh tế cơ bản như sau:

Mục tiêu lợi nhuận. Đây là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Đã đi vào

kinh doanh, doanh nghiệp phải phấn đấu đạt lợi nhuận tối đa. Lợi nhuận tối đa sẽ tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, làm tốt nghĩa vụ đóng góp theo luật định và tạo nguồn lg thu nhập cho những người lao động. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều có thể đạt lợi nhuận tối đa, mà có doanh nghiệp đặt mục tiêu có lợi nhuận hoặc đạt lợi nhuận hợp lý.

Mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp ở các nước trên thế giới

coi đây là mục tiêu kinh tế lâu dài, thậm chí họ coi lợi nhuận cao nhất cũng là mục tiêu phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu phát triển doanh nghiệp gắn chặt với nhau tạo điều kiện tăng thu nhập về lâu dài.

Mục tiêu sản xuất khối lượng hàng hoá và dịch vụ tối đa thoả mãn các yêu cầu của xã hội. Đây vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để đạt được 2 mục tiêu

trên. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp không được và không thể đặt mục tiêu lợi nhuận là cơ bản thì mục tiêu này lại trở nên quan trọng hàng đầu.

- Mục tiêu xã hội (mục tiêu không kinh tế ) : Mục tiêu xã hội bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:

 Bảo vệ và thoả mãn nhu cầu về quyền lợi của mọi thành viên trong doanh nghiệp mình như thu nhập, khát vọng cá biệt về uy thế, thăng tiến, tự lập ổn

định việc làm . . .

 Bảo vệ quyền lợi của bạn hàng, của người tiêu dùng. Thể hiện công tác chăm lo xã hội, từ thiện, an ninh...

 Bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là mục tiêu rất quan trọng. Tuy nhiên, nó là một vấn đề mới và khó khăn đối với doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp ở ta chưa được làm quen. Hơn nữa, để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi phải có đầu tư, thậm chí đầu tư lớn để xử lý những nhu cầu nước thải, độc hại, hệ thống xả khói bụi...

- Mục tiêu chính trị: Các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo xây dựng được một đội ngũ những người lao động có phẩm chất, tư cách đạo đức, có giác ngộ chính trị, có phong cách và thói quen lao động công nghiệp để xứng đáng là lực lượng lao động tiên tiến, có tổ chức, có kỷ luật, có trình độ khoa học phục vụ chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chương 3 – Chỉ huy trong quản trị doanh nghiệp

93 Tóm lại nhà kinh doanh phải biết kết hợp tất cả các mục tiêu trên và hoàn thành một cách đồng bộ. Tuy nhiên xung quanh từng điều kiện cụ thể có thể phải xác định mục tiêu ưu tiên.

3.4.1.2.Phân tích hệ thống mục tiêu

Khi hoạch định mục tiêu cho hoạt động kinh doanh, nhà quản lý phải phân tích các yếu tố ngoại lai tác động. Ngoài ra, bản thân các mục tiêu đề ra cũng có những mối quan hệ tác động lẫn nhau. Có 3 xu hướng tác động giữa các mục tiêu:

a) Khuynh hướng đồng thuận: Tức là việc thực hiện một mục tiêu nào đó sẽ dẫn đến

đạt được các mục tiêu khác. Loại mục tiêu này doanh nghiệp cần nỗ lực để khai thác. Chẳng hạn, nếu đạt mục tiêu hạ thấp chi phí sẽ dẫn đến việc đạt mục tiêu lợi nhuận.

b) Khuynh hướng đối nghịch: Tức là việc theo đuổi mục tiêu này có thể làm thất bại

các mục tiêu khác. Chẳng hạn, nếu đặt mục tiêu hạ thấp chi phí sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng thu nhập cho người lao động

c) Khuynh hướng vô can: Có những mục tiêu mà khi thực hiện nó mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu khác.

3.4.1.3. Hoạch định mục tiêu

Khi hoạch định mục tiêu doanh nghiệp cần chú ý:

- Phân tích các yếu tố khách quan tác động đến tình hình kinh doanh

- Xác định số lượng mục tiêu phù hợp với thời kỳ kinh doanh, phân tích mối quan hệ giữa các mục tiêu

- Đề ra thứ bậc mục tiêu

- Xác định đúng đắn các mục tiêu bao trùm, mục tiêu trung gian và mục tiêu điều kiện.

- Cần cụ thể hoá các mục tiêu để dễ so sánh, phân tích tình hình thực hiện.

Hệ thống mục tiêu hay còn gọi là một bộ mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, không chỉ là căn cứ cho các quyết định ngắn hạn mà còn là cơ sở để hoạch định chiến lược.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)