CƠ CHẾ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 29)

2.1.1.Khái niệm

“Cơ chế quản trị doanh nghiệp là hệ thống được xây dụng để điều khiển và kiểm soát các doanh nghiệp. Cấu trúc quản trị doanh nghiệp chỉ ra cách phân chia quyền và trách nhiệm trong số những thành phần khác nhau có liên quan tới doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Giám đốc, cổ đông, và những chủ thể khác có liên quan. Cơ chế quản trị doanh nghiệp cũng giải thích rõ quy tắc và thủ tục để ra các quyết định liên quan tới vận hành doanh nghiệp. Bằng cách này, cơ chế quản trị doanh nghiệp cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu công ty, và cả phương tiện để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc” (OECD 4/1999)

“Cơ chế quản trị doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu thúc đẩy sự công bằng doanh nghiệp, tính minh bạch và năng lực chịu trách nhiệm” (J.Wolfensohn, cựu Chủ tịch World Bank, 6/1999). Cơ chế quản trị doanh nghiệp là chủ đề mặc dù được định nghĩa không rõ ràng nhưng có thể coi như đó là tập hợp các đối tượng, mục tiêu và thể chế để đảm bảo điều tốt đẹp cho cổ đông, nhân viên, khách hàng, chủ nợ và thúc đẩy danh tiếng, vị thế của doanh nghiệp.

Cơ chế quản trị doanh nghiệp theo nghĩa hẹp được hiểu là cơ chế quản lý – giám sát của chủ sở hữu với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng của chủ sở hữu. Theo nghĩa rộng hơn, quản trị doanh nghiệp gắn chặt với quyền lợi của chủ sở hữu cũng như các chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí khách hàng của công ty. Về mặt tổ chức, quản trị công ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, Hội đồng quản trị và các bên có liên quan nhằm: xác định mục tiêu, hình thành các công cụ dể đạt được mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp trong dài hạn.

Khi nói đến cơ chế và hệ thống tổ chức của doanh nghiệp người ta thường đề cập ba vấn đề cơ bản:

1. Luật công ty ấn định cơ cấu quyền lực trong công ty. Đó là trách nhiệm và quyền hạn của đại hội cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát. Dựa theo đó các doanh nghiệp lập ra bản điều lệ cho doanh nghiệp mình.

2. Tổ chức quản trị doanh nghiệp (Business management) hay quản trị kinh doanh, là việc ấn định tổ chức chi tiết của doanh nghiệp (phòng ban), các vị trí nhân sự khác nhau dành cho người lao động; mối tương quan về công việc giữa các phòng ban và nhân viên để thực hiện các quyết định của các trung tâm quyền lực. Quản trị doanh nghiệp bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, tìm tài nguyên, lãnh đạo, chỉ huy cùng kiểm soát doanh nghiệp. Tìm tài nguyên bao gồm việc bố trí và điều khiển nguồn nhân lực, tài chính, tài nguyên về kỹ thuật và thiên nhiên. Quản trị doanh nghiệp theo nghĩa trên liên quan đến nội bộ công ty. Người ta ấn định các cấp quản trị viên khác nhau: cao cấp, trung cấp và sơ cấp. Mỗi cấp có quyền hạn khác nhau.

Chương 2 – Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

25 3. Cơ chế quản trị doanh nghiệp

Nó là một quá trình hay thủ tục về giám sát và kiểm soát được thực hiện để đảm bảo cho việ thực thi quản trị quản trị doanh nghiệp phù hợp với lợi ích của các cổ đông

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)