1.1. Năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập quốc tế
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Theo Michael Porter, “Năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có qui trình cơng nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với
nhu cầu khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận” [29]. Năng lực cạnh tranh được phân biệt thành 4 cấp độ như sau:
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: là khả năng sản phẩm đó bán được nhanh với
giá tốt khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, uy tín của người bán, chính sách hậu mãi v.v…Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được đo bằng thị phần của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường [15].
Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoài các dấu hiệu nhận biết nêu trên, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của sản phẩm cịn có thể được đánh giá thông qua Hệ số lợi thế
so sánh biểu hiện (RCA). Hệ số này phản ánh vị trí lợi thế so sánh đạt được của sản
phẩm trên thị trường quốc tế trong tương quan với tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia [66].
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi
thế cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, doanh nghiệp có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn của đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao để tồn tại và phát triển bền vững. Nguyễn Văn Thanh (2003) cho rằng “năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới” [37]. Yếu tố nội hàm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực của đội ngũ nhân lực, cơng nghệ, tài chính, quản trị mà đặc biệt là người lãnh đạo…để ln biết cách thích ứng với nhu cầu của thị trường, tạo ra các sản phẩm phù hợp nhưng vượt trội về các tiêu chí cơ bản so với các sản phẩm của doanh nghiệp khác, thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng trong phạm vi mong muốn và các hồn cảnh thích ứng với những chi phí hợp lý nhất.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngồi nước [19]. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản
phẩm và dịch vụ, vì vậy người ta cịn phân biệt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
-Năng lực cạnh tranh của ngành: là khả năng ngành phát huy được những lợi thế
cạnh tranh và có năng suất so sánh cao hơn giữa các ngành cùng loại.
-Năng lực cạnh tranh của quốc gia: được định nghĩa là “năng lực của nền kinh tế
đạt được mức tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân” [15].
Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước. Một số tổ chức quốc tế (như Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, Viện phát triển quản lý IMD ở Lausanne, Thụy Sĩ v.v.) tiến hành điều tra, so sánh và xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia của các nền kinh tế trên thế giới.
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ trên có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ cạnh tranh nêu trên.
Trong luận án này tập trung phân tích năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. Ngành cao su tham gia thị trường quốc tế nên cũng cần phải đề cập đến năng lực cạnh tranh quốc gia (của Việt Nam trong quan hệ với các nước xuất khẩu cao su khác).
Giữa bốn cấp độ năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho ngành và doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, mơi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mơ phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chun nghiệp.
Hiện nay khái niệm “ngành” được sử dụng trong nhiều bối cảnh và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Chúng ta có thể nói về ngành như là một cấu phần cơ bản của cơ
cấu kinh tế (theo cách tiếp cận truyền thống), khi đó chúng ta có ngành nơng nghiệp, ngành cơng nghiệp, ngành dịch vụ. Chúng ta cũng có thể nói về các ngành (phân ngành) như là cấu phần của một ngành (kinh tế) khi đề cập đến ngành trồng trọt, chăn nuôi (nông nghiệp), ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp nhẹ (công nghiệp) hay ngành du lịch, ngành ngân hàng (dịch vụ). Cụ thể hơn nữa, khái niệm về ngành cịn có thể được sử dụng để chỉ sự liên quan đến một (hoặc một nhóm) các sản phẩm cụ thể như ngành thép, ngành dệt - may, ngành da giầy, v.v.. [47].
Trong nghiên cứu này, khái niệm ngành được hiểu như là tập hợp các doanh nghiệp cùng cung cấp một loại sản phẩm cho cùng phạm vi thị trường. Xét trên phương diện cạnh tranh, một ngành của một quốc gia sẽ bao gồm các doanh nghiệp của quốc gia đó cùng tham gia cung cấp một chủng loại sản phẩm và sẽ cùng cạnh tranh với các doanh nghiệp của các quốc gia khác, trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước.
1.1.2.2. Năng lực cạnh tranh của ngành
Theo M.Porter, “một ngành là một nhóm các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay thế gần gũi cho nhau” [29]. Trong cạnh tranh, các cơng ty trong ngành có ảnh hưởng lẫn nhau. Nói chung, mỗi ngành bao gồm một hỗn hợp và đa dạng các chiến lược cạnh tranh mà các công ty theo đuổi để cố đạt được mức thu nhập cao hơn trung bình.
Năng lực cạnh tranh của ngành phản ánh đồng thời năng lực cạnh tranh của quốc gia (tầm vĩ mô) và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm (tầm vi mô). Ở Việt Nam, thuật ngữ năng lực cạnh tranh có thể thay thế cho thuật ngữ khả năng cạnh tranh hay sức cạnh tranh. Đối với một ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được những thành tích bền vững của các doanh nghiệp (của quốc gia) trong ngành so với các đối thủ nước ngồi, mà khơng nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp [30].
Theo Liên Hiệp Quốc, năng lực cạnh tranh của một ngành có thể được đánh giá thông qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương của ngành, cán cân đầu tư nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từ nước ngoài vào), và những thước đo trực tiếp về chi phí và chất lượng ở cấp ngành [47].
Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành thực chất là phân tích một nhóm doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm hay dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau. Về mặt chiến lược, một ngành bao gồm các sản phẩm hay dịch vụ có các lợi thế cạnh tranh cơ bản là như nhau.
Trong luận án này, năng lực cạnh tranh cấp ngành sẽ được phân tích và đánh giá như là năng lực cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp cấu thành ngành mà không phải là tổng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp riêng lẻ. Nó cũng được bổ sung thơng qua việc phân tích năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ chốt của ngành. Do vậy, khi phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh ngành cần tính đến các khía cạnh sau đây [47]:
i. Năng lực cạnh tranh liên quan đến khả năng sản xuất và cạnh tranh trên phạm vi quốc tế.
ii. Khả năng thích ứng với những thay đổi về các điều kiện môi trường (cạnh tranh, công nghệ) và khả năng vươn tới các hoạt động kinh tế có giá trị gia tăng cao hơn là yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh.
iii. Doanh nghiệp là nền tảng của năng lực cạnh tranh ngành. Tầm nhìn về những gì doanh nghiệp có thể làm trong tương lai thông qua đầu tư, đổi mới công nghệ,…là một phần quan trọng của “câu chuyện năng lực cạnh tranh ngành”.
iv. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp như kinh tế, xã hội, khuôn khổ thể chế, … cần được quan tâm hơn khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp ngành.