Từ kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh ngành cao su của một số quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cao su Việt Nam.
Thứ nhất: Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở qui
hoạch nguồn nguyên liệu, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao hàm lượng “chất xám” trong sản phẩm (thông qua đẩy mạnh công tác R&D).
triển thị trường nội địa.
Thứ ba: Xây dựng cơ cấu ngành cao su hợp lý và tạo lập môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm gây áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh của các thành viên thị trường.
Thứ tư: Phát triển các ngành hỗ trợ và liên quan nhằm nâng cao hiệu quả của
việc cung ứng các đầu vào, đổi mới, cải tiến công nghệ, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa phát triển kinh tế ngành và bảo vệ môi trường.
Thứ năm: Chính phủ và Hiệp hội cao su Việt Nam cần có những hỗ trợ cụ thể
và hiệu quả thơng qua việc ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su. Hiệp hội cũng cần tham gia giúp đỡ các doanh nghiệp trong ngành về phương pháp quản lý tiên tiến và thích hợp, nâng cao khả năng nắm bắt cơ hội thị trường…
Kết luận chương 1
Năng lực cạnh tranh là thực lực và lợi thế của ngành so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành ở các quốc gia khác trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy năng lực cạnh tranh của ngành trước hết phải được tạo ra từ nguồn lực của các doanh nghiệp trong ngành.
Ngành hàng và các doanh nghiệp trong ngành cần có một năng lực riêng biệt. Tiếp đến, ngành và các doanh nghiệp trong ngành phải làm sao để những nguồn lực và khả năng này đem lại lợi thế cạnh tranh, tức là cần tạo ra được một năng lực cốt lõi. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của ngành còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài như các nhân tố bên trong và bên ngoài ngành, thậm chí bên ngồi quốc gia. Hiểu biết và thích nghi tốt nhất các nhân tố môi trường sẽ cho phép ngành và các doanh nghiệp trong ngành có thể huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên trong.
Trên thực tế, cạnh tranh trong ngành cao su có tính chất quốc tế do nhu cầu mang tính chất tồn cầu và các đối thủ là các tập đồn, cơng ty hàng đầu của mỗi quốc gia. Nghiên cứu cạnh tranh quốc tế trên thị trường cao su cho phép rút ra bài học kinh nghiệm quý báu đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Cùng với phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong thời gian qua, những kinh nghiệm quốc tế trên sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng nhằm đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong thời gian tới.
Trong luận án này, tác giả sử dụng mơ hình “viên kim cương” và “Chuỗi giá trị” như là khung lý thuyết cơ bản. Mơ hình “viên kim cương” đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành, còn “Chuỗi giá trị” liên quan đến các giải pháp bên trong nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ