2.4. Nhận xét và đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành caosu thời gian qua
2.4.2. Những điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của ngành cao
Việt Nam
2.4.2.1. Điểm mạnh
Một là, các doanh nghiệp trong ngành cao su Việt Nam đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhận thức này được thể hiện thơng qua q trình cải thiện và tăng cường các nguồn lực (cả hữu hình và vơ hình) của các doanh nghiệp trong ngành.
Hai là, các doanh nghiệp cao su đã xây dựng và thực hiện định hướng đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó chính là qui mơ lao động ngày càng lớn, nguồn vốn và tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành cao su ngày càng tăng cao. Những thay đổi này được thể hiện chi tiết hơn trong phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam
Ba là, các doanh nghiệp cao su Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thế giới. Nếu như trước đây, sản phẩm xuất khẩu chính của các doanh nghiệp cao su Việt Nam là hai loại sản phẩm dưới dạng SVR3L, SVR5L thì giờ đã mở rộng ra đến 10 mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường bạn. Các doanh nghiệp cao su Việt Nam cũng chú ý đến việc chuẩn bị và lựa chọn hàng xuất khẩu kĩ càng hơn để phù hợp với thị trường các nước tiêu thụ chủ yếu. Đây là một trong những kết quả đáng khích lệ trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bốn là, số lượng khách hàng tiêu thụ cao su ngày càng nhiều. Điều này có thể thấy qua việc tăng số lượng thị trường nhập khẩu và số lượng các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản mua cao su của các doanh nghiệp cao su Việt Nam.
Năm là, cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hố và khơng ngừng được mở rộng. Nếu như khi mới thành lập thị trường của các doanh nghiệp cao su Việt Nam chỉ chủ yếu là Trung Quốc thì hiện nay, số nước nhập khẩu ngày càng tăng. Một loạt các thị trường mới đã và đang được khai phá như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu. Các doanh nghiệp cao su Việt Nam cũng đã phải mở các văn phịng đại diện tại một số nước có thị trường tiềm năng để tiện giao dịch và nắm bắt các cơ hội giao thương.
Sau là, các doanh nghiệp cao su Việt Nam cũng đã bước đầu giảm dần sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nếu như khi mới thành lập thị trường này chiếm tới 90%, thì hiện nay chỉ còn chiếm tới trên 50%. Thị trường xuất khẩu đã phát triển theo hướng mở rộng sản lượng và chất lượng, nhằm tăng doanh thu và cũng phân tán rủi ro do tập trung quá nhiều vào một thị trường.
2.4.2.2. Điểm yếu
Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong việc nâng cao chất lượng và chủng loại sản phẩm, về mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, nhưng việc phát triển thị trường vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là phát triển theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu nên tính ổn định của thị trường còn thấp. Cụ thể như sau:
- Quy mơ xuất khẩu cao su cịn nhỏ: Thời gian qua, tỷ trọng xuất khẩu cao su của VRG mặc dù có thời điểm dẫn đầu các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên thế giới tuy nhiên quy mô xuất đi lại khơng lớn.
-Giá xuất khẩu cao su cịn thấp so với các nước, đặc biệt là các nước xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu như Thái Lan, Indonesia. Điều này chứng tỏ chất lượng cao su nguyên liệu còn thấp hơn so với thế giới nguyên nhân chính là do khâu chế biến còn kém hiệu quả. Hơn nữa, năng suất lao động thấp dẫn đến một số mặt hàng cao su kỹ thuật của Việt Nam giá cao hơn các nước lân cận.
- Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cao su của ngành cao su đã có thay đổi, nhưng vẫn cịn bất hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới. Tỷ trọng mủ cao su SVR3L, SVR5L còn lớn, trong khi thị trường loại này rất hạn chế và dễ bị bão hồ khi có nhiều nguồn cung cấp. Do đó khả năng tiêu thụ là khó khăn và giá lại thấp. Thị trường xuất khẩu chưa được khai thác triệt để, mặt hàng thiếu đa dạng.
Một trong số các nguyên nhân của nhược điểm này là khả năng cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam theo các tiêu chí như chất lượng, cơ cấu sản phẩm mủ, giá thành sản xuất….vẫn còn thấp. Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các nước sản xuất và xuất khẩu cao su chủ yếu trên thị trường thế giới là các nước này có tiềm lực sản xuất to lớn, nên họ có thể đáp ứng nhanh chóng và với những đơn đặt hàng
lớn. Mặt khác, họ có quan hệ và gắn bó phát triển với các quốc gia tiêu thụ lớn, đặc biệt là Mỹ nên họ hiểu rõ các vấn đề kinh doanh của nước tiêu thụ, đồng thời thiết lập được quan hệ khách hàng lâu dài, vững bền. Ngồi ra, chính phủ các nước này cịn đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành cao su, đặc biệt là trong các hoạt động đàm phán, trợ giúp doanh nghiệp ký kết hợp đồng lớn.
Một điểm yếu nữa trong việc phát triển thị trường xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam là khả năng cấp tín dụng cho các bạn hàng cịn yếu, nhất là khi có độ rủi ro, do đó cao su của Việt Nam thường phải xuất khẩu một số qua trung gian để thâm nhập các thị trường lớn. Thực tế thì cao su của các doanh nghiệp cao su Việt Nam nếu như xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản với khối lượng nhỏ, thường phải qua các thị trường trung gian như Singapore, Trung Quốc.
Công tác tiếp thị, hệ thống phân phối và hệ thống thanh toán chưa được quan tâm, chưa đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về thương mại khi giao dịch với các nhà nhập khẩu nên nhiều đối tác nước ngồi khơng nhập khẩu trực tiếp cao su của Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rằng thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam, ngồi việc duy trì các thị trường truyền thống đã mở rộng được sang một số thị trường mới như châu Âu, Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù đã đa dạng hoá được thị trường xuất khẩu nhưng cơ cấu thị trường vẫn còn chưa hợp lý, vẫn còn lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Thị trường mới chỉ dừng ở mức độ phát triển theo chiều rộng mà chưa chú ý đúng mức phát triển mạnh theo chiều sâu. Đây là một thách thức lớn đối với ngành cao su Việt Nam trong việc phát triển thị trường, địi hỏi phải có một số giải pháp bước đầu để khắc phục tình trạng này.
2.4.2.3. Nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh
- Tuy có nguồn nguyên liệu mủ dồi dào nhưng chất lượng mủ cho các nhà máy chế biến sản phẩm xuất khẩu vẫn của Việt Nam còn hạn chế. Nguyên nhân là do một số công nhân và người trồng cao su khu vực tiểu điền chưa đảm bảo các quy định thu hoạch, bảo quản mủ, để chất bẩn, đất cát lẫn vào mủ cao su. Đồng thời vì lợi nhuận, một số chủ vườn cao su và lực lượng thương lái đã pha thêm tạp chất để
tăng trọng lượng. Hệ quả tất yếu là chất lượng sản phẩm cao su xuất khẩu không cao và không đồng đều, gây ảnh hưởng đến thương hiệu của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Nguồn lao động của Việt Nam tuy dồi dào, giá rẻ, nhưng chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động tay nghề cao và đội ngũ quản lý có chun mơn cịn thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
- Công nghệ sản xuất chế biến cao su của nhiều DN đã cũ và lạc hậu, chưa áp dụng đại trà các thiết bị công nghệ tiên tiến như máy ép tiêm, máy ép chân không. Công nghệ làm khuôn mẫu chưa cao và thiếu thông tin về nguyên liệu đặc chủng. Điều này khiến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, gây ảnh hưởng đến thương hiệu cao su của Việt Nam.
- Nguồn vốn và khả năng huy động vốn của các DN còn hạn chế, các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay. Hệ quả tất yếu là làm cản trở việc đầu tư phát triển của các doanh nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng còn kém chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu. Hệ thống phòng kiểm phẩm còn thiếu thốn, chưa hoạt động hiệu quả, khiến chất lượng cao su xuất khẩu không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công bố, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Việt Nam. Hệ thống đường sá, cầu cảng xuống cấp, thường xuyên xảy ra tình trạng mất điện, nước vào mùa cao điểm gây khó khăn cho các DN trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất.
- Nhu cầu tiêu dùng nội địa mặt hàng cao su vẫn rất ít chỉ chiếm trung bình 3% tổng sản lượng sản xuất nên chưa thúc đẩy được sản xuất cao su phát triển.
- Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan cịn yếu kém, chưa tương xứng với sự phát triển của mặt hàng cao su. Ngành lai tạo và sản xuất giống cao su vẫn còn hạn chế, chất lượng giống chưa đồng đều, do các cơ quan hữu quan buông lỏng công tác khuyến nông và công tác quản lý các cơ sở sản xuất giống tư nhân. Ngành sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chưa đáp ứng được nhu cầu ngành cao su, chất lượng khơng ổn định, cịn tình trạng sản xuất hàng giả.
- Các DN xuất khẩu cao su Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp do chưa chú trọng công tác nghiên cứu thị trường nên không nắm bắt được kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường. Chiến lược sản phẩm chưa phù hợp nhu cầu thế giới, chủ yếu sản xuất 3L trong khi nhu cầu lớn nhất hiện nay là SVR 10,20, RSS. Đồng thời đa số DN chưa có chiến lược xây dựng và bảo vệ thương hiệu, dẫn đến chưa xây dựng được thương hiệu cho DN cũng như cho sản phẩm cao su của Việt Nam làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Ngoài ra, mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam đang gặp bất lợi về thuế do chính phủ vừa tăng thuế suất xuất khẩu cho mặt hàng này.
Kết luận chương 2
Để phân tích và đánh giá việc xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam, luận án lựa chọn Tập đoàn cao su Việt nam làm đối tượng trực tiếp. Chương này trình bày và phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su và mặt hàng cao su tự nhiên của Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích mơi trường cạnh tranh trong ngành cao su và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam.
Nội dung chủ yếu của chương 2 là phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Cao su Việt Nam trong thời gian qua theo những tiếp cận khác nhau: từ cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị của ngành đến kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế. Luận án cũng phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành và mặt hàng cao su tự nhiên của Việt Nam.
Có thể nói, năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam được thể hiện chủ yếu ở những chuyển biến tích cực trong cơ cấu sản phẩm cao su xuất khẩu cho phù hợp với nhu cầu thế giới; cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hố và khơng ngừng được mở rộng.
Tuy nhiên, việc phát triển thị trường của ngành vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn là phát triển theo chiều rộng mà chưa chú ý đến phát triển theo chiều sâu nên tính ổn định của thị trường còn thấp.
Những điểm mạnh và điểm yếu trên đây trong NLCT của ngành cao su Việt Nam thời gian qua sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng cho những đề xuất kiến nghị tiếp theo.
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020