Năng lực quản lý doanh nghiệp trong ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế luận án TS kinh doanh và quản lý 62 34 05 01 (Trang 49)

Năng lực quản lý được biểu hiện thông qua việc chỉ tiêu hiệu quả, tức là sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và tiết kiệm nhất. Trong doanh nghiệp, Năng lực quản lý của nhà quản lý thể hiện ở việc ra quyết định đúng đắn và đảm bảo thực thi thành công. Một cách chung nhất, năng lực quản lý là khả năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.3.5. Trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ của các doanh nghiệp trong ngành

Trình độ ứng dụng khoa học cơng nghệ phản ánh khả năng áp dụng các thành tưu khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp nói riêng và tồn ngành nói chung. Việc đầu tư cho kỹ thuật là một yếu tố cạnh tranh. Chỉ tiêu này thường được thể hiện qua chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai (R&D), một yếu tố quan trọng quyết định năng suất tương lai của ngành. Thành quả của các hoạt động R&D không chỉ giúp nâng cao năng suất của ngành mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tạo ra các sản phẩm mới có gía trị cao hơn cho ngành, qua đó thoả mãn tốt hơn những địi hỏi của thị trường, cả trong nước và quốc tế. Thông tin về chỉ tiêu này cũng thường được cập nhật bởi các cơ quan chủ quản của ngành, cơ quan thống kê và các hiệp hội chuyên ngành.

1.3.6. Hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành

Hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành (Revealed Comparative Advantage Coefficient Advantage Coefficient - RAC) [28] cho biết năng lực cạnh tranh một ngành hàng của một nước bằng cách so sánh tỉ lệ giữa giá trị xuất khẩu của ngành hàng đó so với với tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia trêntỉ lệ giữa giá trị ngành hàng xuất khẩu đó trên thế giới và tổng giá trị xuất khẩu của thế giới.

RACi,c = (Xi,c / Xi,t) / (Xw,c / Xw,t) (1.3)

Trong đó : RACi,c: Hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành c của nước i Xi,c : Giá trị xuất khẩu của ngành hàng c của nước i

Xi,t : Tổng giá trị xuất khẩu t của nước i

Xw,c : Tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng c của thế giới w Xw,t : Tổng giá trị xuất khẩu t của thế giới w

Khi hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành lớn hơn 1 có nghĩa là ngành này của quốc gia đang xét có lợi thế xuất khẩu cao hơn mức trung bình của thế giới. Khi so sánh hệ số của cùng mặt hàng của 2 nước thì nước nào có hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành lớn hơn sẽ có lợi thế xuất khẩu cao hơn. Mặt khác, nếu 2 mặt hàng khác nhau của một nền kinh tế thì mặt hàng nào có hệ số cao hơn thì cũng có lợi thế xuất khẩu cao hơn.

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trìnhhội nhập quốc tế hội nhập quốc tế

1.4.1. Tiếp cận truyền thống

Theo tiếp cận này, các nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia là: - Chi phí lao động, nguồn vốn

- Tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, đất đai - Quy mô dân số

- Lợi thế theo quy mô, ưu thế kỹ thuật

Tuy nhiên, tiếp cận này không cho phép giải thích sự phát triển của những nước có nguồn tài nguyên hạn chế như Nhật Bản, Singapore…Theo M.Porter, những lợi thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên hay lực lượng lao động đã khơng cịn là nguồn gốc của thịnh vượng và những lý giải vĩ mô về sức cạnh tranh là không đầy đủ [63]. Dựa trên nghiên cứu tại mười quốc gia thương mại hàng đầu, M.Porter đã biên soạn cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”, đưa ra lý thuyết đầu tiên về sức cạnh tranh dựa trên năng suất, nhờ đó các cơng ty cạnh tranh với nhau.

Cuốn sách giới thiệu mơ hình “hình thoi” của Porter, một phương pháp mới để hiểu vị trí cạnh tranh của một quốc gia (hay một đơn vị địa lý khác) trong cạnh tranh tồn cầu, mơ hình giờ đây đã trở thành một phần trong tư duy kinh doanh quốc tế. Khái

niệm “cụm liên kết ngành” (cluster) hay nhóm những doanh nghiệp, nhà cung cấp, ngành cơng nghiệp và thể chế có liên quan chặt chẽ, hình thành ở những đơn vị địa lý nhất định, đã trở thành phương pháp để doanh nghiệp và chính phủ tư duy về nền kinh tế, tiếp cận lợi thế cạnh tranh địa lý và hoạch định chính sách cơng [31].

1.4.2. Tiếp cận theo mơ hình “Kim cương”

M. Porter đã đưa ra phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúc đối với mỗi ngành, dù hoạt động trong hay ngoài nước, bản chất cạnh tranh nằm trong 4 nhân tố và các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra động lực khác nhau cho cạnh tranh [63].

- Bốn nhân tố tạo nên mơi trường, trong đó doanh nghiệp cạnh tranh và tạo ra/mất đi lợi thế cạnh tranh.

- Bốn nhân tố tác động qua lại lẫn nhau => ảnh hưởng của nhân tố này phụ thuộc vào các nhân tố khác.

Quốc gia có khả năng thành cơng cao nhất trong ngành nghề mà bốn nhân tố ở trạng thái thuận lợi nhất.

Chiến lược công ty, cấu trúc và đối thủ cạnh tranh

Điều kiện về yếu tố

sản xuất

Ngành liên quan và bổ trợ

Hình 1.5: Mơ hình “kim cương” của M.Porter

(Nguồn: M.Porter, 1990, Competitive Advantage of Nation)

(i)Điều kiện về yếu tố sản xuất: Yếu tố sản xuất là những đầu vào cần thiết để cạnh tranh của bất kỳ ngành nào. Mỗi quốc gia đều có những yếu tố về lịch sử và điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khác nhau như tài nguyên con người, tài nguyên vật chất, tri thức, tư bản và cơ sở hạ tầng. Những yếu tố này bao gồm nhiều loại và vai trò

của chúng trong việc hỗ trợ cạnh tranh khác nhau. Yếu tố sản xuất có thể gồm các yếu tố cơ sở và yếu tố cao cấp.

Yếu tố cơ sở bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động giản đơn và bán giản đơn, nguồn vốn vay. Đây là những yếu tố đơn giản, thuần tuý do điều kiện thơng thường mà có. Yếu tố cao cấp là những yếu tố có được do tích luỹ và đầu tư có định hướng như cơ sở hạ tầng về truyền thơng dữ liệu, trình độ cơng nghệ, lao động ở trình độ cao như kỹ sư, các nhà khoa học.

Yếu tố cơ sở có vai trị quan trọng trong giai đoạn đầu khi một quốc gia tham gia vào cạnh tranh nhưng khơng phải là yếu tố lâu bền và ít có ảnh hưởng ở giai đoạn phát triển cao hơn. Những yếu tố cao cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, yếu tố cao cấp của một quốc gia được xây dựng trên những yếu tố cơ sở.

Yếu tố chung là yếu tố có thể sử dụng cho nhiều ngành như hệ thống giao thông, hệ thống ngân hàng, đội ngũ lao động có động cơ làm việc tốt và được đào tạo. Yếu tố chuyên biệt bao gồm những yếu tố được sử dụng trong một số ngành, có tính chun biệt cao như đội ngũ lao động có kỹ năng chun sâu, cơ sở hạ tầng có tính chun biệt.

(ii) Điều kiện về cầu: Nhu cầu trong nước ảnh hưởng khác nhau tới cạnh tranh quốc tế. Nhu cầu trong nước rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành vì thực tế các sản phẩm của ngành có nhu cầu trong nước cao và đa dạng thì thường là thành cơng trong cạnh tranh.

(iii) Những ngành hỗ trợ và liên quan: Năng lực cạnh tranh của một ngành cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của những ngành hỗ trợ và liên quan. Mặc dù xu hướng tồn cầu hố nền kinh tế đã làm giảm đi tầm quan trọng của các ngành hỗ trợ và liên quan trong nước, nhưng các ngành này vẫn có vai trị trong việc cung ứng các đầu vào, đổi mới, cải tiến công nghệ. Điều này cũng phù hợp hơn khi các nền kinh tế mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

(iv)Năng lực và cơ cấu ngành: Cạnh tranh của một ngành trên thị trường nội địa có ảnh hưởng lớn đến thành cơng của ngành đó trên thị trường thế giới. Cạnh tranh

trên thị trường nội địa tạo cho các doanh nghiệp môi trường lành mạnh cần thiết cho các hoạt động đổi mới. Các doanh nghiệp trong nước khi không thể mở rộng tại thị trường trong nước để đạt lợi thế theo qui mô sẽ phải cố gắng hướng ra thị trường quốc tế. Cạnh tranh trong nước bắt các doanh nghiệp khơng chỉ dựa vào lợi thế sẵn có như giá nhân cơng rẻ, ngun liệu.

Hình 1.6: Mơ hình “viên kim cương” của Dunning

(Nguồn: Dunning John, 1988, Explaining International Production, Unwin Hyman, London) Dunning J. (1988) đã dựa trên mơ hình “kim cương” của Porter để xây dựng

mơ hình “kim cương” cải tiến khi sử dụng thêm 2 yếu tố là Nhà nước và đầu tư nước ngồi. Ngồi 4 yếu tố trên của mơ hình “kim cương”, yếu tố bên ngồi là vai trị của Nhà nước (Chính phủ) cũng tác động đến mơ hình này. Nhà nước khơng phải là người trực tiếp tạo ra năng lực cạnh tranh của ngành mà chỉ có vai trị gián tiếp, thơng qua tác động của mình đến những yếu tố của mơ hình “kim cương”. Trong điều kiện hiện nay, khi các nền kinh tế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì đầu tư nước ngồi là một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu [58]. Mơ hình này rất cần khi xem xét, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam.

Hiện nay, mơ hình được bổ sung bởi yếu tố “Cơ hội”. Cơ hội và nhà nước là 2yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ hội là những sự kiện phát triển ngoài tầm kiểm soát của ngành và doanh nghiệp như tiến bộ khoa học cơng nghệ, tình

hình chính trị, thiên tai, khủng hoảng, biến động trên thị trường tài chính, nhu cầu thay đổi đột biến…

Cơ hội đóng vai trị trong việc phân loại môi trường cạnh tranh. Cơ hội thường xuất hiện ngồi tầm kiểm sốt của các doanh nghiệp, các ngành cơng nghiệp và chính phủ. Liên quan đến vấn đề này là những mặt như chiến tranh và thời kỳ hậu chiến, những tiến bộ công nghệ mới quan trọng, những cuộc chuyển đổi đột ngột nhân tố hay chi phí đầu vào như là khủng hoảng dầu lửa, thay đổi đột ngột tỷ giá hối đối...

Cơ hội quan trọng bởi vì chúng tạo ra những sự gián đoạn lớn trong công nghệ mà điều này cho phép các quốc gia và các doanh nghiệp khơng có khả năng cạnh tranh lại có thể vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh lâu đời và trở nên cạnh tranh, thậm chí là cả những người dẫn đầu ngành, trong lĩnh vực kinh doanh đã thay đổi [14].

Từ khung cảnh của tồn bộ hệ thống, thì vai trị của cơ hội dựa trên thực tế theo đó họ thay đổi các điều kiện trong mơ hình ơ viên kim cương. Tuy nhiên, một quốc gia với mơ hình "viên kim cương" thuận lợi nhất sẽ chỉ là người duy nhất có thể tận dụng được những sự kiện này và biến chúng thành lợi thế cạnh tranh. Trường hợp của chất insulin là một ví dụ, Canada là nước đầu tiên tách được nó ra nhưng lại khơng thể biến phát hiện mới này thành sản phẩm mang tính cạnh tranh quốc tế (chất insulin là chất hoocmôn được sản sinh trong tụy, điều khiển việc hấp thụ đường của cơ thể). Các doanh nghiệp tại Mỹ và Đan Mạch lại không thể làm được điều đó bởi những "viên kim cương" của từng quốc gia.

Rất nhiều người cho rằng, chính phủ là yếu tố quyết định chính lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Trên thực tế, chính phủ khơng phải là yếu tố quyết định nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng tới những yếu tố quyết định. Chính phủ tác động tới các điều kiện về cầu, vừa gián tiếp thơng qua chính sách tài chính và chính sách tiền tệ và vừa trực tiếp, bởi vai trị vốn có của nó như là người mua các sản phẩm và dịch vụ. Chính phủ tác động lên các nguồn lực như là người ban hành các chính sách về lao động, giáo dục, phát triển vốn, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tiêu chuẩn sản phẩm. Chính phủ tác động tới cạnh tranh và môi trường cạnh tranh bởi

vai trị của nó như là người ban hành các quy định về thương mại chẳng hạn như chỉ ra cho các ngân hàng và đàm thoại với các cơng ty về cái gì họ có thể và khơng thể làm. Bằng cách tăng cường những yếu tố quyết định trong những ngành mà tại đó một quốc gia có lợi thế cạnh tranh, chính phủ cải tiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc gia [14]. Mặt khác, chính phủ có thể cải tiến hoặc làm yếu đi lợi thế cạnh tranh nhưng chính phủ khơng thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.

1.4.3. Tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)

Trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm, Diễn đàn kinh tế sử dụng phương pháp luận do các giáo sư trường Đại học Tổng hợp Havard, gồm giáo sư M.Porter, Jeffrey D.Sachs, Andrew M.Warner và chuyên gia của diễn đàn Kinh tế Thế giới, gồm Peter K.Cornelius, Mache Levinson và Klause Schwab xây dựng.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh quốc gia được xác định bởi tám nhóm nhân tố sau đây [15]:

1. Mức độ mở cửa nền kinh tế, bao gồm mở cửa thương mại và đầu tư; 2. Vai trị của Chính phủ;

3. Tài chính - Tiền tệ; 4. Kết cấu hạ tầng; 5. Công nghệ;

6. Quản lý của doanh nghiệp; 7. Lao động;

8. Thể chế.

Bên cạnh việc đánh giá theo các tiêu chí, số liệu, ý kiến của các doanh nghiệp thể hiện qua kết quả phỏng vấn 1.500 công ty xuyên quốc gia lớn nhất, hoạt động trong các nền kinh tế được khảo sát cũng được tham khảo.

Chùm các yếu tố bao gồm tám nhóm yếu tố quan trọng nhất nói trên, gồm nhiều tiêu chí được định lượng hóa và so sánh với nhau. Tùy theo tầm quan trọng ở từng giai đoạn phát triển mỗi nhóm yếu tố có một trọng số nhất định. Thí dụ như yếu tố về khoa học và cơng nghệ trước năm 1999 có trọng số 1/9, đến năm 2000 trọng số được nâng lên 1/3. Diễn đàn kinh tế thế giới WEF xem xét 155-250 tiêu chí,

tùy theo từng năm để phản ánh khả năng cạnh tranh của từng nước. Theo M.Porter, trình độ phát triển của nền kinh tế theo ba cấp độ như sau [15]:

Phát triển dựa vào các yếu tố

đầu vào

Giảm chi phí

Năng lực cạnh tranh của một quốc gia có thể được đánh giá dựa trên cách phân nhóm 8 yếu tố cơ bản này. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh cịn có thể được chia thành 2 nhóm là chỉ tiêu khả năng tăng trưởng trong tương lai (chỉ số tăng trưởng) và chỉ tiêu kinh tế vi mô (chỉ số hiện tại). Chỉ số tăng trưởng dựa vào nền tảng kinh tế vĩ mơ và kinh tế vi mơ, nó đo lường các yếu tố xác định mức tăng trưởng năng suất hay tốc độ tăng trưởng GDP đầu người của nền kinh tế. Các yếu tố này lý giải tại sao một số nước cải thiện mức sống nhanh hơn các quốc gia khác. Chỉ số hiện tại dựa vào nền tảng kinh tế vi mơ, nó đo lường các nhân tố xác định mức năng suất hay GDP đầu người bền vững quốc gia lại có thể duy trì mức sống cao hơn các quốc gia khác.

1.5. Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh ngành cao su của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.5.1. Thái Lan: Nước cung cấp cao su tự nhiên lớn nhất thế giới

* Đặc điểm chung

Kể từ khi được giới thiệu ở Thái Lan trong những năm đầu thế kỷ 19, nước này đã phát triển ngành cao su và trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế luận án TS kinh doanh và quản lý 62 34 05 01 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w