3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao
3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành caosu Việt Nam
3.1.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, xu hướng thiếu hụt CSTN trong thời gian tới. Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thế giới (ANRPC), nguồn cung cao su sẽ tiếp tục khan hiếm đến năm 2018, do sản xuất ở các nước sản xuất chủ chốt tăng trưởng chậm và diện tích trồng cao su tồn cầu giảm trong giai đoạn 2012-2018. Điển hình là ở Thái Lan, một lượng lớn cao su trồng từ năm 1980 sẽ bị chặt dẫn đến giảm diện tích cao su tồn cầu. Sản lượng cao su của ANRPC (chiếm 92% toàn cầu) dự báo tăng lên 12,2 triệu tấn và 13,4% triệu tấn năm 2015 và năm 2018. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng này không nhanh bằng tốc độ tăng nhu cầu lốp ô tô và găng tay những năm tới, dẫn đến năm 2020, toàn cầu sẽ thiếu hụt 1 triệu tấn cao su [1]. Điều đó có thể dẫn đến xu hướng tăng giá CSTN, tạo động lực sản xuất, xuất khẩu và nâng cao NLCT của mặt hàng CSTN của Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam tham gia ký kết ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước và khu vực. Ví dụ:
+ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 16/04/2009 theo Quyết định số 57/2009/QĐ- TTg được xem là một cơ hội lớn đối với các DN xuất khẩu của Việt Nam, ngoài việc được hưởng thuế suất ưu đãi hơn trước, các DN cịn được hướng dẫn để có thể tiếp cận thị trường này dễ hơn [25].
+ Hiệp định AANZ (Hiệp định tự do ASEAN - Australia - New Zealand) được các bên ký ngày 27/02/2009. Theo đó, đến năm 2018, các nước Asean, Australia và New Zealand sẽ xóa bỏ thuế quan ít nhất 90% số dịng thuế đối với các hàng hóa dịch vụ của các nước thuộc Hiệp định xuất nhập khẩu với nhau [13]. Vì có nhiều nước tham gia nên Hiệp định này mang lại cơ hội rất lớn trong việc xuất khẩu mặt hàng CSTN nói riêng và các mặt hàng nơng sản của Việt Nam nói chung.
+ Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU: Hiện Việt Nam đang đàm phán để ký kết hiệp định này với EU. Một khi hiệp định này có hiệu lực thì sẽ mang lại những lợi thế về thuế suất giảm cho các DN xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ khác xuất khẩu vào thị trường này. Đồng thời Việt Nam cũng có cơ hội nhập khẩu công nghệ và nguyên liệu chất lượng cao với giá rẻ hơn [18].
Thứ ba, Việt Nam dự kiến tham gia Hội đồng cao su quốc tế ba bên và tổ chức IRCo do ba nước dẫn đầu thế giới về sản xuất CSTN là Thái Lan, Indonesia, Malaysia sáng lập nhằm hợp tác bình ổn giá cao su trên thị trường thế giới khi kinh tế biến động. Sự tham gia của Việt Nam vào tổ chức này sẽ giúp cho các DN có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu CSTN đồng thời nâng cao vị thế chủ động điều tiết giá cả của Việt Nam.
Thứ tư, Nhật Bản đã ký với Việt Nam văn bản hợp tác thực hiện Dự án “Tạo lập hệ chu trình vịng khí thải cacbon với cao su thiên nhiên” vào ngày 18/02/2011, không hoàn lại đầu tư cho dự án là 5,7 - 6 triệu USD. Trong đó, nội dung của dự án bao gồm phương pháp gia công cao su thô hiện đại nhằm phục vụ ngành cơng nghiệp sơ chế CSTN [72]. Có thể nói, đây là một cơ hội lớn của Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng CSTN trong tương lai.
3.1.2.2. Thách thức
Thứ nhất, sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra gay gắt hơn. Do trong thời gian gần đây, một số nước như Lào, Campuchia, Brazil và Nam Phi đang có kế hoạch phục hồi và mở rộng diện tích khai thác CSTN. Trong đó, hầu hết diện tích là cây non và chưa cho thu hoạch nên còn rất nhiều tiềm năng khai thác. Vì thế, trong tương lai, Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những nước này.
Thứ hai, thời tiết những năm qua có sự biến động khôn lường, thiên tai lũ lụt diễn ra thường xuyên, làm ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất và xuất khẩu CSTN. Bên cạnh đó, nguy cơ dịch bệnh ở cây cao su mà gần đây nhất là bệnh rụng lá do nấm Corynespora, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây chết chồi, chết cây dẫn đến nhổ bỏ để trồng lại hàng loạt [49]. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng, năng suất và cả diện tích cây cao su của Việt Nam.
Thứ ba, giá CSTN xuất khẩu thường chịu ảnh hưởng bởi giá dầu thô trên thị trường thế giới. Trong nhiều năm qua, khi tình hình kinh tế thế giới có những biến động lớn thì giá dầu thơ cũng thường xuyên tăng giảm không ổn định làm cho giá CSTN xuất khẩu cũng bị dao động theo. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các DN.
Thứ tư, các rào cản kỹ thuật ngày càng cao. Hiện nay, các nước có xu hướng ngày càng giảm hàng rào thuế quan, nhưng song song với điều đó là sự gia tăng của hàng rào phi thuế quan nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước của mình. Theo đó, các nước nhất là những nước phát triển ngày càng địi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hóa, tiêu chuẩn về đóng gói, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn về mơi trường, sở hữu trí tuệ…Những điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các DN xuất khẩu CSTN của Việt Nam.
3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngànhcao su Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020