Ngành caosu Indonesia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế luận án TS kinh doanh và quản lý 62 34 05 01 (Trang 57 - 60)

* Tình hình chung

Indonesia là nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ hai thế giới, diện tích trồng cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Ngành cao su Indonesia hiện tập trung vào điều chỉnh cơ cấu, hoàn thiện và làm mới cây cao su, tăng tiêu thụ cao su. Theo Hiệp hội cao su Indonesia, tái cơ cấu, hạn chế cắt giảm sản xuất sẽ được thực hiện đến năm 2014. Thêm vào đó, chính sách của chính phủ giảm ảnh hưởng tiêu cực lên ngành cao su của hiệp ước khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - Asean.

Indonesia là nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Xuất khẩu cao su tự nhiên chiếm khoảng 85% sản lượng sản xuất của nước này. Các loại cao su chính được xuất khẩu là SIR 20, tăng hàng năm tỷ lệ cao su chuẩn, lên đến 95%.

Có hai cách xuất khẩu chính: Thứ nhất, đơn hàng từ các nhà tiếp thị đến từ Singapore, tiêu chuẩn của sản phẩm theo tiêu chuẩn Indonesia; Thứ hai, công ty đa quốc gia lớn trực tiếp đặt hàng tại các nhà máy của Indonessia, chất lượng sản phẩm quy định bởi người sử dụng, theo đòi hỏi sản xuất và yêu cầu an ninh [20].

* Sản xuất và tiêu thụ

Ngành chế biến cao su của Indonesia nhấn mạnh vào vấn đề nâng cao công suất. Trong vài năm gần đây, các nhà máy chế biến cao su nhận được nhiều dự án đầu tư nước ngoài và địa phương,

Bộ Thương mại Indonesia và các ngành công nghiệp liên quan đã đạt được thỏa thuận về nâng cao quy chuẩn chất lượng của các sản phẩm cao su trên thị trường nội địa, nội dung chính là làm giảm các sản phẩm tạp trên thị trường. Ngành cao su Indonesia đang tập trung phát triển những quy chuẩn chất lượng mới, đặc biệt, những quy định về tạp phẩm, có tham khảo với các quy chuẩn tương ứng ở các nước khác. Điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm Indonesia.

Hiện tại, nhiều nông dân Indonesia đang tận dụng cơ hội để làm mới các vết cắt trên cây cao su, chặt cây, trồng cây mới, việc trồng mới này có thể tiếp tục đến năm 2014, sản lượng cao su của Indonesia do vậy sẽ giảm. Mặc dù giảm sản lượng vào cùng thời điểm, chính phủ Indonesia vẫn đang cố gắng nâng cao nhu cầu với cao su tự nhiên, đặc biệt để gia tăng tiêu thụ cao su tự nhiên ở thị trường trong nước. Hiện nay, tiêu thụ cao su tự nhiên hàng năm của nước này chiếm khoảng 15% sản lượng sản xuất được, thấp hơn Malaysia 40% [72]. Để tăng tiêu dùng nội địa, chính phủ Indonesia tích cực phát triển ngành cao su như các sản phẩm săm, lốp, mủ …

* Các nhân tố kinh tế

Ngành cao su tự nhiên Indonesia đã luôn kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố kinh tế, mơi trường và cộng đồng. Vai trị kinh tế của cao su ở nền kinh tế quốc gia Indonesia và các vấn đề của nó về mặt xã hội khơng thể bị bỏ qua. Ngành cao su là nguồn lực quan trọng cho sản xuất phục vụ xuất khẩu, mang lại doanh thu trực tiếp cho 12 triệu người, bao gồm các hộ kinh tế nhỏ và các cơng ty [72].

Khi chương trình cơng nghiệp hóa của chính phủ Indonesia được đưa ra vào năm 1966, các phương pháp sản xuất cao su tự nhiên đã đồng loạt gây ra những chi phí xã hội và mơi trường; Trong cuộc đua nhằm phát triển và đa dạng hóa một nền sản xuất mở rộng hơn, ít phụ thuộc vào lao động và các ngành công nghệ cao phức tạp, ngành cao su và các ngành kinh tế nông nghiệp khác bị bỏ qua, và hệ quả là mất khả năng cạnh tranh ở thị trường khu vực và thị trường tồn cầu.

Điều này có thể phần nào được giải thích bởi phần vốn lớn được chun gia nước ngồi đầu tư hoặc thuộc sở hữu của một số ít người. Phần giải thích khác cho xu hướng giảm năng lực cạnh tranh này là khâu kiểm sốt chất lượng trong ngành cịn quá thấp để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cao su xuất khẩu chất lượng cao của Thái Lan. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận ít thị trường hơn. Cao su là một ngành cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, và các quy chuẩn quốc tế được áp dụng.

* Các vấn đề môi trường

Hầu hết các hộ kinh doanh cá thể sống dựa vào mức thu nhập thất thường và hoạt động của họ chủ yếu nhằm mục đích sống qua ngày, khiến họ khó (nhưng khơng phải là không thể) nâng cao sự bền vững của hoạt động trồng cây cao su. Phản ứng thiếu khoa học cũng như những hành động tiêu cực của họ dẫn đến sự thối hóa của đất và cạn kiện nguồn lực (đất, rừng, khơng khí và nước). Các hoạt động cần nhiều lao động và phụ thuộc chủ yếu vào đất, như kỹ thuật du canh của hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới, đã được thực hiện ở các vùng nhiệt đới Đông Nam Á trong hàng trăm năm. Tuy nhiên, hệ thống đó chỉ phát huy tác dụng với một nhóm nhỏ sống ở các vùng đất nghèo chất dinh dưỡng trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Những tập quán canh tác của nơng dân khơng tính đến yếu tố mơi trường và bền vững đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm khơng khí, tàn phá rừng và biến đổi khí hậu.

Ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế và môi trường ở khắp mọi nơi: Mất đa dạng sinh học, Mất hơn 90% dự trữ carbon tự nhiên, gây ra biến đổi khí hậu, hủy hoại nguồn đất thơng qua sự xói mịn của các quả đồi khơng cây, sự xuất hiện các loại bệnh [20].

Sự lạm dụng thuốc diệt cơn trùng và phân bón kết hợp với các vấn đề mơi trường như trên đã gây ra một sức ép lớn hơn bao giờ hết cho Chính phủ Indonesia. Sự tăng trưởng dân số và các chính sách thiếu đồng bộ áp dụng cho ngành Nông lâm.

Các vấn đề kinh tế và môi trường ở Indonesia đan xen lẫn nhau. Một phương pháp toàn diện hơn áp dụng cho tình huống này là liên kết trực tiếp các chiến lược đến các hoạt động của ngành. Ví dụ, chế biến theo hướng bền vững không chỉ dựa trên việc giảm sự lãng phí chất thải, mà cịn phải cân nhắc nhu cầu gia tăng năng suất và chất lượng của cao su, và khẳng định cơ cấu thị trường để cung cấp vốn cần thiết cho các hộ gia đình nhỏ. Thu nhập cao hơn và ổn định hơn sẽ cho phép những hộ kinh doanh nhỏ có thời gian cân nhắc các lựa chọn tốt hơn cho mơi trường trong q trình quản lý của mình. Hỗ trợ một phần và tạm thời từ Chính phủ để khuyến khích các hiệp hội kinh doanh nhỏ và những đối tượng tham gia ngành khác có thể giúp phá vỡ vịng đói nghèo luẩn quẩn. Thiết lập nên các hợp tác nhỏ của các hộ kinh doanh cá thể có thể hữu ích để thu thập được nguồn vốn cho đào tạo mới và đầu tư theo chuẩn của ngành. Ngồi ra, có thể học hỏi thêm về cách kiểm sốt chất lượng ở thị trường Thái Lan, nơi có lợi nhuận từ cao su xuất khẩu cao hơn.

Hiệu quả sử dụng đất nâng cao trong thu hoạch cao su, giảm lãng phí trong quản lý và sử dụng nhiên liệu sẽ mang lại lợi nhuận tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các nguồn lực quan trọng cần được đầu tư vào đào tạo và giáo dục các hộ kinh doanh cá thể và nhân viên đồn điền về các phương pháp canh tác cần thiết để đảm bảo sự bền vững. Nhiều quy định nghiêm khắc về sử dụng thuốc diệt cơn trùng và phân bón cũng được đưa vào. Khung luật pháp đã được thiết lập để xử lý các vấn đền liên quan đến ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế luận án TS kinh doanh và quản lý 62 34 05 01 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w