Phân tích năng lực cạnh tranh ngành caosu Việt Nam theo tiếp cận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế luận án TS kinh doanh và quản lý 62 34 05 01 (Trang 83 - 90)

2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành caosu Việt Nam

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành caosu Việt Nam theo tiếp cận

Bảng 2.2: Chỉ số RCA của một số nhóm hàng hóa

Nguồn: Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011).

Chỉ số RCA>1 cho thấy hàng hóa đã thể hiện lợi thế so sánh trong xuất khẩu, trong khi chỉ số RCA<1 cho thấy hàng hóa chưa thể hiện được lợi thế so sánh trong xuất khẩu. Quan trọng hơn, chỉ số RCA tăng phản ánh lợi thế so sánh trong xuất khẩu đã được cải thiện. Rõ ràng, chỉ số RCA của ngành cao su (phân ngành SITC nhóm 2) đã được cải thiện và có bắt đầu lợi thế so sánh trong xuất khẩu.

2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam theo tiếp cận chuỗigiá trị giá trị

Việt Nam có lợi thế rất lớn về khí hậu cũng như đất đai, thuận lợi rất nhiều trong việc sản xuất cao su thiên nhiên. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của nhà nước về vốn cũng như giống cây cao su chất lượng cao nên chất lượng cao su ngày càng

tăng lên. Mặt khác, phát triển các vùng cây công nghiệp, đặc biệt là cây cao su là trọng tâm của chủ trương Chính phủ. Nó thể hiện rõ thơng qua các chủ trương, chính sách phát triển, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.

Phân tích năng lực bên trong của ngành cao su Việt Nam theo các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất: từ khâu quy hoạch trồng, thu hoạch đến chế biến và thương mại, tiêu thụ. Các giai đoạn này được xâu chuỗi trong các mối liên kết dọc và ngang của chuỗi giá trị.

Nguồn cung về cao su nguyên liệu cao nhưng chất lượng để xuất khẩu so với nhu cầu chung của thế giới còn thấp. Thực tế chất lượng cao su Việt Nam đạt ngưỡng cao nhất là SVR còn kém xa TSR 50 của thế giới. Bởi vậy, chất lượng cao su nguyên liệu của Việt Nam còn thấp nên hầu như chỉ đáp ứng được nhu cầu của Trung Quốc dẫn đến sản lượng xuất khẩu còn bấp bênh và dễ bị ép giá.

Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu chưa tác động tích cực đến việc hình thành kênh lưu thơng xuất khẩu, đặc biệt là việc quản lý hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu. Thực tế là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có tăng nhưng hiện tượng xuất khẩu trái phép qua các cửa khẩu ở Việt Nam đang phát triển một cách ồ ạt. Hoạt động nghiên cứu & phát triển cũng như marketing chưa phát triển, đặc biệt là việc tìm kiếm thị trường, nghiên cứu sản phẩm. Quy trình để sản xuất ra cao su cịn lỏng lẻo, rời rạc, chưa được chun mơn hóa cao. Kênh phân phối cịn hạn chế, thường qua 2 kênh chính: nhà xuất khẩu - nhà nhập khẩu.

Để có thể thấy rõ hơn quá trình hình thành và phát triển năng lực cạnh tranh của ngành cao su, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế. Chủ đề nghiên cứu xoay quanh các yếu tố cấu thành chuỗi giá trị của ngành và doanh nghiệp cao su. Kết quả chi tiết được thể hiện trong các phụ lục về nghiên cứu định lượng.

2.2.2.1. Kết quả điều tra định tính (Phụ lục số 3 )

- Chủ đề: Điều kiện tự nhiên: Hầu như các doanh nghiệp đều đánh giá chúng ta có

điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trong đó, có 80% doanh nghiệp đánh giá ở mức độ 4/5 điểm. Thậm chí có 40% doanh nghiệp đánh giá ở mức rất cao (4,64/5 điểm). Chỉ có 1 doanh nghiệp cho điểm dưới 4 (3.91 điểm).

- Chủ đề: Cơ sở hạ tầng: 60% ý kiến cho rằng doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt, với

điểm từ 4,30 dến 4,53/5 điểm. 40% ý kiến cịn lại đánh giá thấp hơn 4/5 điểm nhưng khơng q xa (3,98 và 3,86/5 điểm). Rõ ràng, các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh.

-Chủ đề: Nguồn lực tài chính: Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này khá giống với chỉ tiêu

cơ sở vật chất nhưng ở mức độ thấp hơn một chút. Theo đó, 60% ý kiến cho rằng doanh nghiệp có năng lực tài chính với điểm đánh giá trên 4/5 điểm, 40% ý kiến còn lại đánh giá thấp hơn 4/5 điểm nhưng cũng không thấp hơn nhiều (3,78 và 3,74/ 5 điểm).

-Chủ đề: Hoạt động sản xuất: Tương tự như 2 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu hoạt động sản

xuất cũng có 40% ý kiến đánh giá thấp hơn 4/5 điểm nhưng trên 3,5 điểm. Tuy nhiên, trong 60% ý kiến đánh giá tốt, điểm cũng chỉ hơn 4, cao nhất là 4,44/5 điểm.

- Chủ đề: Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực: Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp

đánh giá khá đồng đều nhau, dao động từ 3,98 đến 4,23/5 điểm.

-Chủ đề: Nghiên cứu và phát triển: Đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp cao su đánh

giá thấp nhất so với các chỉ tiêu khác. Khơng có doanh nghiệp nào cho điểm 4/5. Ý kiến tốt nhất cũng chỉ ở 3,75 nhưng ý kiến “tồi nhất” cũng khơng thấp hơn nhiều, có điểm đánh giá là 3,64. Các chủ đề về marketing được đánh giá khá đồng nhất. Cụ thể:

- Chủ đề: Chính sách marketing

Chính sách sản phẩm: Chỉ có 40% đánh giá các doanh nghiệp cao su điểm đánh

giá về chính sách sản phẩm ở mức trên 4 điểm, nhưng tối đa cũng chỉ đạt 4,11 điểm. Trong khi đó, 60% ý kiến cho rằng, chỉ tiêu này đạt ở mức khá tốt, giao động từ 3,88 đến 3,99/5 điểm. Chính sách giá: Đa số các ý kiến đánh giá chỉ tiêu này tương tự như chỉ tiêu về sản phẩm, nhưng ở mức độ thấp hơn. Điểm cao nhất đạt 4/5 điểm và thấp nhất là 3,8/5 điểm: Mạng lưới phân phối: Các ý kiến rất tập trung, đánh giá trong khoảng điểm 3,98- 4,12/5 điểm. Quảng bá và xúc tiến: Những nhận định về chỉ tiêu này của các doanh nghiệp cao su tương tự như chỉ tiêu về giá. Trong khi đó, các ý kiến lại đánh giá cao chỉ tiêu thương hiệu và uy tín, phổ điểm từ 4.11 đến 4,54/5 điểm.

- Chủ đề Năng lực lãnh đạo quản lý: Cũng như vậy, mọi ý kiến đều đánh giá cao

Những kết quả định tính trên đây (dành cho các chuyên gia) được thể hiện và kiểm tra chéo trong bảng hỏi định lượng (dành cho các cán bộ quản lý cấp trung và nhân viên), với các nội dung/chỉ tiêu cụ thể hơn.

2.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định lượng (Phụ lục số 4)

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là đo lường đánh giá của nhân viên về năng lực cạnh tranh của ngành hay đơn vị mình cũng như xác định tầm quan trọng của các tiêu thức cạnh tranh.

* Xác định nguồn lực cốt lõi

Kết quả nghiên cứu phản ánh đa số các ý kiến như sau: (1) Điều kiện tự nhiên; (2) Cơ sở hạ tầng ; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Năng lực sản xuất và (5) Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực.

* Về đánh giá công ty, kết quả trả lời các câu hỏi điều tra cho kết quả như sau:

Điều kiện tự nhiên

Chỉ có 28,4% đáp viên cho rằng điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất của cơng ty và có đến 44% khơng đồng ý. Tuy nhiên, đa số (90,4%) lại đánh giá cao khả năng tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất của công ty. Điều này cho thấy, mặc dù môi trường tự nhiên không thật sự thuận lợi với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những bù lại, cơng ty lại có đủ năng lực về quản lý và chuyên môn để tận dụng tốt nhất điều kiện tự nhiên.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh

Có đến 86,5% cán bộ nhân viên cho rằng hệ thống nhà xưởng, kho bãi và trang thiết bị của công ty đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Có đến 48,7% khẳng định hệ thống nhà máy đạt tiêu chuẩn ISO đáp ứng được nhu cầu sản xuất và là lợi thế cạnh tranh của công ty.

Như vậy, chỉ dưới 5% người được hỏi không tin tưởng vào cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống sản xuất. Rõ ràng, các đơn vị trong ngành cao su đã rất quan tâm đến việc nâng cấp hạ tầng sản xuất - quản lý và áp dụng hệ thống giám sát chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nguồn lực tài chính

Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 3,2 % cán bộ nhân viên khơng tin rằng Cơng ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn và có khả năng dễ dàng huy động được vốn vay lớn đủ khả năng hoạt động và phát triển. Trong khi đó, có đến 90,4 % tin tưởng vào khả năng nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty.

Tỷ lệ thấp hơn một chút (88,9%) đáp viên cho rằng Cơng ty có chính sách sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả mang lại lợi nhuận cao. Số người không tin tưởng rất thấp, chỉ có 1,6% .

Hoạt động sản xuất

Về câu hỏi “Cơng ty có hệ thống sản xuất tiến tiến, đủ tiêu chuẩn đáp ứng được nhu cầu sản xuất trên thị trường”, chỉ có 11,2 câu trả lời “lưỡng lự”, cịn đến 87,2 % đồng ý và hoàn toàn đồng ý.

Gần tương tự, có 82,7 % nhân viên cho rằng “Hệ thống các đơn vị sản xuất trong nhà máy của công ty luôn được phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và tiết kiệm thời gian”. Tuy nhiên, tỷ lệ 6,4 % không đồng ý với câu hỏi này cũng đặt ra vấn đề về hiệu quả của hoạt động quản lý sản xuất, đặc biệt là yêu cầu điều phối và đảm bảo đồng bộ các hoạt động.

Sơ đồ 2.11: Hoạt động sản xuất

Đối với câu hỏi “Tất cả các sản phẩm của công ty đều được sản xuất dưới hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-2000”, một tỷ lệ không cao (77,6%) đồng ý, trong khi đó, có đến hơn 20% cán bộ nhân viên thể hiện sự không đồng ý hoặc lưỡng lự. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng vì liên quan đến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, có đến 82,9% đáp viên cho rằng các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường của công ty đều được kiểm nghiệm và cấp SĐK lưu hành trên tồn quốc. Điều này góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận ở mức cao.

Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực

Con người ln đóng vai trị quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp cao su trong diện nghiên cứu, 83,4% người được hỏi trả lời đồng ý và rất đồng ý về câu hỏi “Số lượng và chất lượng cán bộ công nhân viên đáp ứng được yêu cầu làm việc và phát triển của công ty”. Như vậy, về phương diện này, lực lượng lao động của các doanh nghiệp cao su được xem là đảm bảo yêu cầu cả về số lượng và chất lượng của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hơn nữa, đa số (80,9%) đều nhận xét là mọi người trong công ty luôn sẵn sàng hợp tác, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Rõ ràng, yếu tố văn hóa doanh nghiệp đã được quan tâm (Phụ lục số 4 ).

Tuy nhiên, có gần 30% cán bộ nhân viên lại không tán thành về đánh giá năng lực cán bộ công nhân viên công ty dựa trên kết quả công việc và nhân viên được khuyến khích, đãi ngộ thoả đáng, một tỷ lệ. Tức là, vấn đề tạo động lực cho nhân viên cũng như cơng bằng trong thù lao vẫn cịn có nhiều khiếm khuyết.

Về câu hỏi “ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty là hợp lý, tạo ra được động lực để phát triển”, 81,5% nhân viên đồng ý và 12% khơng đồng ý. Có đến 13,5% mọi người băn khoăn về vấn đề này.

Chính sách sản phẩm

Về câu hỏi “Cơng ty có những sản phẩm chiến lược khẳng định thương hiệu, uy tín và mang lại doanh thu cao cho cơng ty”, có hơn 80% cán bộ nhân viên bày tỏ ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, số người lưỡng lự hay băn khoăn còn tương đối cao, chiếm 16% .

Một tỷ lệ khá cao ý kiến tán thành và hồn tán thành (84%) đối với vấn đề “Cơng ty có danh mục sản phẩm đa dạng, có tính năng phong phú đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng”. Rõ ràng, khả năng mở rộng chủng loại sản phẩm của các doanh nghiệp cao su cao hơn so với nguồn lực (tài chính, nhân lực…) cho nghiên cứu và phát triển.

Một tỷ lệ cao cán bộ, nhân viên thể hiện ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý (87,2% ) khi trả lời câu hỏi “Cơng ty có chiến lược và mục tiêu rõ ràng trong việc phát triển thương hiệu, mẫu mã, bao bì, chất lượng và độ an tồn của sản phẩm”. Chỉ có 4% ý kiến khơng đồng ý với nhận định trên.

Chính sách giá

Nhận định của cán bộ nhân viên về chính sách giá của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng thông qua trả lời 3 câu hỏi liên quan. Câu hỏi 1: “Cơng ty ln có chủ trương áp dụng chính sách giá bán sản phẩm tối đa dựa vào hiệu quả vượt trội của sản phẩm và uy tín của cơng ty”, 82,4 ý kiến tán thành và hồn tồn tán thành. Nhưng có đến gần 13% ý kiến tỏ ra lưỡng lự khi trả lời câu hỏi này.

Về câu hỏi 2: “Chính sách giá linh hoạt cho phép công ty tăng doanh số, cải thiện thị phần”, một tỷ lệ thấp hơn (79,2) các ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Số người băn khoăn cũng tương tự như câu hỏi 1.

Có 82,2% ý kiến nhất trí với câu hỏi 3: “Cơng ty có chính sách hợp lý theo chủng loại sản phẩm, vùng thị trường”. Đây là chính sách giá phân biệt và thường được áp dụng khá phổ biến đối với sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Nó thể hiện chất lượng sản phẩm tự nhiên và khoảng cách địa lý giữa vùng sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Năng lực lãnh đạo và quản lý

Có đến 92% ý kiến tán thành và hồn tồn tán thành khi trả lời câu hỏi “Đội ngũ lãnh đạo của cơng ty có tầm nhìn chiến lược và ln chia sẻ tầm nhìn với cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty”. Thậm chí, một tỷ lệ cao hơn, 93,6% người được

hỏi khẳng định “Lãnh đạo cơng ty có khả năng hoạch định chiến lược, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động của công ty một cách hiệu quả”.

Sơ đồ 2.12: Năng lực lãnh đạo và quản lý

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Về câu hỏi “Sự phối hợp giữa các chi nhánh, phòng ban, bộ phận chức năng, đơn vị trực thuộc linh hoạt, năng động, khơng có sự chồng chéo và ln tn thủ theo định hướng của lãnh đạo công ty”, 88% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, vẫn cịn hơn 10% khơng đánh giá rõ ràng về sự phối hợp “theo chiều ngang” trong doanh nghiệp.

Đặc biệt, tỷ lệ tán thành cao nhất, 94,4% ý kiến đối với nhận định “Cán bộ công nhân viên luôn tin tưởng vào khả năng lãnh đạo của công ty trong mọi hoạt động đối nội và đối ngoại”.

2.3. Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực cao su và các nhân tố tác động đếnnăng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế luận án TS kinh doanh và quản lý 62 34 05 01 (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(195 trang)
w