Doanh số từng sản phẩm tài trợ NK
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại ngânhàng thương mại cổ phần Đông Nam Á hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngân hàng thương mại cổ phầnĐông Nam Á Đông Nam Á
Theo nhận định của các tổ chức quốc tế, nền kinh tế Việt Nam có những triển vọng lạc quan trong thời gian tới. Từ dự báo của Ngân hàng phát triển Châu Á( ADB) tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam có thể cán mốc 500 tỷ USD trong năm 2020 hoặc hơn thế. Bên cạnh đó, Ngân hàng thế giới (WB) cũng nhận định rằng để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, chính phủ cần ưu tiên phát triển khu vực tư nhân vững mạnh, năng động. Ngoài ra, thời gian tới Việt Nam còn phải phát triển thị trường vốn vận hành tốt, làm nền tảng cho sự thịnh vượng trong tương lại.
Đối với hệ thống các ngân hàng thương mại, theo quyết định số 986/QĐ- TTg của Chính phủ Đến năm 2020 các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn Basel II, có ít nhất từ một đến hai ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản khu vực Châu Á. Bên cạnh đó các ngân hàng phải đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%. Từ năm 2021- 2025 hệ thống ngân hàng Việt Nam phải nâng cao khả năng dự báo và ứng phó với những biến động và rủi ro phát sinh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Về phía SeABank, năm 2020 là thời điểm đánh dấu 26 năm thành lập ngân hàng đưa ra chủ trương “tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ổn định và thành công nhằm thực hiện sứ mệnh kết nói giá trị cuộc sống đích thực cho khách hàng, cho đối tác, cho nhà đầu tư, cho cán bộ ngân hàng, cho cộng đồng và cho Việt Nam.” Trên cơ sở những thành quả tích lũy được từ năm 2019, SeABank đã đề ra chiến lược kinh doanh trong năm 2020 như sau:
+ Chú trọng việc duy trì tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo Thông tư 36/ 2014/ TT-NHNN và cải thiện cơ cấu tài sản- nợ và gia tăng năng lực tài chính vững
mạnh cho ngân hàng. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và theo dõi nợ để hạn chế nợ xấu gia tăng. Đồng thời chú trọng việc cơ cấu lại tài sản theo hướng thu hẹp chênh lệch kỳ hạn vốn và sử dụng vốn. Hồn thiện mơ hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị, điều hành.
+ Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu và được yêu thích nhất. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phần mềm hiện đại và sản phẩm bán chéo và nâng cao chất lượng của các sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng và nâng cao chất lượng, sự đồng bộ trong hoạt động trong toàn hệ thống SeABank. Thực hiện triệt để hoạt động marketing và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu không chỉ với các khách hàng trong nước mà còn với các khách hàng và đại lý ở nước ngoài.
+ Nâng cao trình độ nguồn nhân lực thông qua các khóa học đào tạo chuyên sâu với nhiều hình thức khác nhau, đảm bảo hiệu quả trong khâu tuyển dụng nhân sự đầu vào chất lượng. Tiến hành giám sát và phòng ngừa rủi ro đạo đức nghề nghiệp. Xây sựng văn hóa ngân hàng, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, đối tác và cán bộ ngân hàng.
Bên cạnh đó, mục tiêu phát triển cụ thể tới năm 2022 của SeABank bao gồm:
Dư nợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME
Chiếm 80% tổng dư nợ
Lợi nhuận năm 2022 Đạt 1.500 tỷ đồng
Số dư tại VAMC Bằng 0
Ngoài ra SeABank còn mong muốn trở thành ngân hàng tiêu biểu trong hoạt động an sinh xã hội và kết nối cộng đồng, trở thành ngân hàng hàng đầu về văn hóa tổ chức, về chất lượng dịch vụ. Đồng thời ngân hàng cũng phấn đấu trở thành ngân hàng top 3 về thẻ tín dụng, về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế củangân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á