Doanh số từng sản phẩm tài trợ NK
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
+ Thứ nhất, diễn biến nền kinh tế trong nước và thế giới đang rất phức tạp,
nhiều biến động gây ra nhiều thách thức cho hoạt động thương mại quốc tế và tài trợ TMQT.
Năm 2018 cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung nổ ra vào tạo ra nhiều thách thức cho hoạt động XNK của nước ta. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu và thứ 5 năm về quy mơ thương mại đối với Mỹ. Với chính sách
bảo hộ như hiện nay, Mỹ sẽ áp những rào cản về thuế quan, kỹ thuật với các nước có thặng dư thương mại với họ. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại,... Hơn nữa hiện nay Việt Nam cũng đang gặp vô vàn thách thức khác. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến tháng 9/2019 số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là
12.1 nghìn doanh nghiệp( tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước). Từ đó số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động vào quý IV/ 2019 đạt gần 1,11 triệu người.
+ Nguyên nhân thứ hai chính là những khó khăn phát sinh từ chính tính chất
của hoạt động tài trợ TMQT.
Để thực hiện được hoạt động này ngân hàng thương mại cần phải có tiềm lực tài chính vững chắc để phát triển sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ tài trợ TMQT. Ngoài ra đây còn là mảng dịch vụ khá phức tạp đòi hỏi ngân hàng phải nắm rõ nguồn luật quốc tế lẫn các tập quán thương mại và pháp luật của các quốc gia để tránh các rủi ro tiềm ẩn. Bên cạnh đó việc mở rộng hệ thống ngân hàng đại lý cũng yêu cầu các NHTM Việt Nam kiểm soát tốt rủi ro và nợ xấu nhằm khẳng định uy tín với các đối tác nước ngồi. Do đó đối với SeABank phát triển hoạt động tài trợ TMQT là quá trình chứa đựng nhiều khó khăn.
+ Tiếp đó là nguyên nhân xuất phát từ các doanh nghiệp XNK Việt Nam.
Hấu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp SME chưa có nhiều kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Do đó họ có thể gặp bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp từ quốc gia khác hoặc trong quá trình đám phán với đối tác. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán truyền thống và e ngại các sản phẩm tài trợ mới với nhiều thủ tục phức tạp hơn từ đó kìm hãm sự phát triển của nghiệp vụ tài trợ TMQT của SeABank. Không chỉ vậy, khi khách hàng cần được tài trợ thương mại thì họ thường tìm đến các ngân hàng chiếm thị phần lớn về nghiệp vụ này như Vietcombank, BIDV hay Vietinbank cho nên các ngân hàng tầm trung như SeABank phải nỗ lực rất nhiều trong công tác khách hàng.