Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của SeABank
2.2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Kể từ khi thực hiện mở rộng giao lưu và áp dụng nền kinh tế mở, hoạt động XNK của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây cả kim ngạch XK lẫn NK của nước ta dều không ngừng tăng trưởng. Cụ thể theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch XNK của nước ta trong năm 2019 đạt 516,96 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó kim ngạch XK đạt thành tích khá tốt ở mức 263,45 tỷ đồng, tăng 8,1% trong giai đoạn 2018-2019. Bên cạnh đó hoạt động NK mang về giá trị 253,51 tỷ đồng góp phần duy trì cán cân thương mại thăng dư trong suốt 4 năm liền. Hơn nữa cơ cấu các mặt hàng XK còn bộc lộ sự cải thiện rõ rệt thơng qua tình trạng tỷ trọng hàng XK thơ giảm. Thay vào đó giá trị XK sản phẩm công nghệ tăng cao. Về hoạt động NK, giá trị NK của các mặt hàng khơng khuyến khích chỉ chiếm 7,2 % trong năm 2019. Nhờ các FTA đã ký kết, hàng hóa Việt Nam đã nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tính đến tháng 11/2019, Hoa Kỳ trở thành thị trường XK lớn nhất của Việt Nam sau đó là thị trường EU, Trung Quốc, ASEAN và Nhật Bản. Mặc dù vậy theo đánh giá của Bộ công thương hoạt động XNK nước ta cịn nhiều khó khăn như kim ngạch XK hàng nơng sản sụt giảm và hiện tượng hàng hóa NK từ Trung Quốc mượn Việt Nam để tránh thuế xuất đi Mỹ,.. .Trong năm 2020 trước tình hình thương mại tồn cầu giảm sút nghiêm trọng chính phủ ra chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm phát
triển ngành XNK của Việt Nam. Ngoài ra, thủ tướng đưa ra mục tiêu năm 2020 Việt Nam phải cán mốc XK là 300 tỷ USD và duy trì thặng dư thương mại.
2.2.3 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tếtại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á