Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khấu

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHTMCP đông nam á SEABANK khoá luận tốt nghiệp 550 (Trang 89 - 91)

Doanh số từng sản phẩm tài trợ NK

3.3.3 Kiến nghị với doanh nghiệp xuất nhập khấu

Ngoài những kiến nghị đối với chính phủ và NHNN, chính các doanh nghiệp XNK cũng phải có những giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

+Một bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam có hiểu biết còn hạn chế về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại dẫn tới những bất lợi nhất định trong việc sử dụng các sản phẩm tài trợ TMQT của ngân hàng. Vì vậy việc tìm hiểu và học hỏi để gia tăng kiến thức về mảng dịch vụ này nên được doanh nghiệp đề cao. Các doanh nghiệp cần tổ chức các kháo học đào tạo về khả năng ngoại ngữ, kiến thức về các sản phẩm tài trợ TMQT cho nhân viên của mình.

+Đối với các doanh nghiệp XNK lớn, việc thiết lập một phận pháp lý chuyên nghiệp và có hiểu biết sâu rộng là hết sức cần thiết. Hơn nữa nhân viên XNK còn cần thường xuyên cập nhật những thay đổi trong luật pháp quốc tế, các tập quan thương mại và luật pháp quốc gia để tránh những rủi ro về pháp lý xảy ra cũng như tận dụng nó trong q trình đàm phán với bạn hàng và ngân hàng tài trợ.

+Không những thế, nếu muốn gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu uy tín. Các doanh nghiệp XK phải chú trọng đầu tư công nghệ tiên tiến và thiết lập kế hoạch sản xuất hiệu quả để giảm thiểu giá thành sản phẩm tạo thuận lợi trong quá trình đàm phán với bạn hàng. Về công tác marketing, các doanh nghiệp phải thực hiện thường xuyên công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt chính xác nhu cầu của bạn hàng sau đó xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, khóa luận đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động tài trợ TMQT của SeABank trong giai đoạn tới. Thông qua những kết quả và những điểm yếu được trình bày trong chương trước, những giải pháp về mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng nhân sự và dịch vụ,...đã được đề xuất cho SeABank trong chương ba nhằm thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng . Không chỉ vậy để quá trình phát này diễn ra thuận lợi, khóa luận cũng đưa ra kiến nghị cho chính phủ về việc thực hiện ổn định nền kinh tế vĩ mô và xây dựng chính sách ngoại thương phù hợp. Về phía NHNN, việc ổn định tỷ giá và gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia cần được chú trọng. Thêm vào đó chính các doanh nghiệp XNK cũng phải nâng cao hiểu biết về nghiệp vụ tài trợ TMQT và xây dựng thương hiệu để củng cố khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Có vậy việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ tài trợ TMQT của SeABank mới thành công.

KẾT LUẬN

Ngày nay, khi các chính sách khuyến khích hoạt động ngoại thương càng được đề cao hơn thì nghiêp vụ tài trợ thương mại mà các ngân hàng thương mại thực hiện đã trở thành dịch vụ thiết yếu trong các giao dịch thương mại quốc tế. Dịch vụ này không chỉ tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà cịn đóng góp nguồn thu phí dịch vụ lớn cho ngân hàng.

Dù là một ngân hàng tầm trung nhưng SeABank luôn nỗ lực cung cấp đa dạng cả dịch vụ cho khách hàng từ các hoạt động ngân hàng cơ bản như nhận tiền gửi và cho vay cho tới những nghiệp vụ địi hỏi trình độ cao hơn như tài trợ thương mại. Thông qua những phân tích và đánh giá trong bài ta thấy cho tới nay hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của SeABank đã có những bước tiến nhất định. Cụ thể, ngân hàng có khả năng cung ứng hầu hết các nghiệp vụ tài trợ mà các ngân hàng thương mại có thế mạnh trong mảng dịch vụ này cung cấp bao gồm cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, UPAS L/C, nhờ thu và các loại bảo lãnh,... Ngoài ra việc số lượng ngân hàng đại lý của SeABank đang không ngừng được mở rộng trên khắp thế giới đã chứng minh uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định đối với khách hàng cũng như các ngân hàng khác. Song những khó khăn phát sinh trong quá trình phát triển hoạt động tài trợ TMQT là điều không tránh khỏi. Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận thấy hiện nay SeABank vẫn phải đối mặt với một số hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, nguồn vốn, khả năng kiểm soát rủi ro và sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng,....Do đó, bài khóa luận đã đề xuất tám giải pháp cụ đối với SeABank đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng.

Mặc dù bài khóa luận có thể còn một số thiếu sót nhưng với những biện pháp và kiến nghị được mà khóa luận đề xuất, em mong rằng ngân hàng có thể từng bước khắc phục những điểm yếu của mình và vươn lên vị trí một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế hàng đầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHTMCP đông nam á SEABANK khoá luận tốt nghiệp 550 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w