(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo TTQT&TTTM của SeABank giai đoạn 2017- 2019)
+ Xét về tỷ trọng của các sản phẩm tài trợ XK, cho vay hỗ trợ XK chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể, năm 2017 SeABank đạt doanh số 3.348 tỷ đồng từ cho vay hỗ trợ người xuất khẩu( chiếm 56,37% trong tổng giá trị tài trợ xuất khẩu của SeABank). Sau đó con số này đạt 51,18% vào năm 2018. Hơn nữa, giai đoạn 2018- 2019 doanh số từ cho vay hỗ trợ xuất khẩu còn lên tới 4.591 tỷ đồng( tăng 17,3% ). Điều đó thể hiện SeABank đã thực hiện thành cơng chính sách đặc thù cho từng đối tượng khách hàng ưu tiên, chính sách “Cho vay ưu đãi với khách hàng doanh nghiệp” và “Đồng hành cùng doanh nghiệp theo sản phẩm cho vay VND lãi suất ngoại tệ”,... để có thể đạt được sự tin tưởng của hơn 25.000 doanh nghiệp trên cả nước.
+ Sản phẩm được cung cấp nhiều thứ hai đó là nghiệp vụ thơng báo L/C. Cụ thể doanh số thông báo L/C của SeABank chiếm 21,23% tổng giá trị tài trợ xuất khẩu vào năm 2017. Chỉ tiêu này tăng lên mức 1.746 tỷ đồng vào năm 2018, chiếm 22,83% trong tổng doanh số tài trợ XK. Số liệu gần nhất về doanh số của nghiệp vụ này là 2.582 tỷ đồng( tăng 47,9%).
+ Về nhờ thu xuất khẩu: doanh số nhờ thu XK của SeABank chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số tài trợ XK. Trong đó, chỉ tiêu này có sự tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng lần lượt là 63,8% và 20,12% vào năm 2018 và 2019. Đến năm 2019 số dư từ nhờ thu xuất khẩu đã đạt 1.021 tỷ đồng.
+ Ngoài ra, trong 3 năm trên, doanh số chiết khấu bộ chứng từ cũng tăng trưởng đều đặn. Cụ thể, năm 2017 doanh số từ hoạt động này ở mức 811 tỷ đồng và bắt đầu tăng lên con số 1.138 tỷ đồng vào năm 2018. Song sau đó một năm chỉ tiêu này đạt đến 1.370 tỷ đồng.
c) Doanh số các sản phẩm tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á từ năm 2016-2019
Biểu đồ 2.4: Doanh số các sản phẩm tài trợ nhập khẩu của SeABank giai đoạn 2017-2019