Nhân tố ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHTMCP đông nam á SEABANK khoá luận tốt nghiệp 550 (Trang 36 - 38)

3 GS.TS Nguyễn Văn Tiến, TS Nguyễn Thị Hồng Hải, TS Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2016) Giáo trình thanh

1.3.3.1 Nhân tố ngoài ngân hàng

+ Môi trường pháp lý: Bởi hoạt động thương mại quốc tế chính là việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau cho nên hoạt động giao thương này và các hoạt động tài trợ của ngân hàng phải tuân thủ theo nguồn luật của mỗi quốc gia, các tập quán thương mại quốc tế và các điều ước quốc tế. Sự bất cập về cơ chế, luật pháp sẽ tạo ra những cản trở trong việc quản trị rủi ro cho ngân hàng

từ đó kìm hãm sự phát triển của hoạt động tài trợ của các ngân hàng thương mại. Nhà nước cần phải quy định rõ về việc kiểm tra các chứng từ, hợp đồng ngoại thương đối với các ngân hàng khi cung cấp sản phẩm tài trợ cho các doanh nghiệp cũng như phân chia rõ quyền lợi và trách nhiệm của các bên trước pháp luật để tạo thuận lợi cho việc tác nghiệp của ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tóm lại, các văn bản pháp lý của mỗi quốc gia phải được đồng bộ tránh chồng chéo, đổi mới và hoàn thiện theo những tiêu chuẩn quốc tế thì hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng mới có thể phát triển.

+ Chính sách ngoại thương phù hợp của chính phủ: Hiện nay Việt Nam đang tích cực thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tăng trưởng kinh tế và nâng cao hội nhập cho người dân. Việc chính phủ thực hiện nền kinh tế mở sẽ tạo sự thuận lợi cho ngành XNK tăng trưởng. Nhờ đó vai trò của các NHTM trong hoạt động thương mại quốc tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích xuất khẩu với các ngành nghề ưu thế của quốc gia cũng sẽ góp phần giúp cán cân thương mại thặng dư. Trong tình hình nước ta đã tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì mỗi sự biến động của nền kinh tế thế giới đều có thể ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế trong nước. Trước tình hình đó chính sách ngoại thương hợp lý phải được kịp thời áp dụng làm giảm thiểu các tác động xấu tới hoạt động XNK và tài trợ TMQT. Mặt khác nếu một quốc gia chủ trương thực hiện đóng cửa nền kinh tế hay hạn chế NK hàng hóa từ quốc gia khác thì hiển nhiên sẽ kìm hãm hoạt động tài trợ TMQT do nhu cầu tài trợ khơng có hoặc giảm đi. Do vậy chính sách ngoại thương đúng đắn chính là một yếu tố quan trọng giúp thúc đấy hoạt động tài trợ TMQT.

+ Biến động tỷ giá: Vì hoạt động giao thương giữa các quốc gia sẽ liên quan đến các đồng ngoại tệ nên cả hoạt động thương mại quốc tế và các sản phẩm tài trợ cho nó đều chịu ảnh hưởng của yếu tố tỷ giá. Ta dễ dàng nhận thấy người nhập khẩu sẽ chịu thiệt nếu như đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ và người xuất khẩu sẽ gặp bất lợi nếu đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ. Cả hai trường hợp này đều có thể dẫn tới việc một trong hai bên đơn phương hủy bỏ hợp đồng. Khi đó, mặc dù ngân hàng sẽ nhận được khoản phí bồi thường từ khách hàng nhưng nó sẽ

làm mất thời gian cũng như chi phí cơ hội của ngân hàng. Vậy nên sự phát triển của hoạt động tài trợ thương mại chịu tác động không nhỏ của yếu tố tỷ giá.

+ Chính sách quản lý tỷ giá, quản lý quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN: Từ yếu tố biến động tỷ giá ta có thể đưa ra nhận định NHNN phải đưa ra Chính sách quản lý tỷ giá, quản lý quỹ dự trữ ngoại hối hiệu quả thì các NHTM mới phát triển được hoạt động tài trợ TMQT. Chính sách tỷ giá linh hoạt dựa vào biến động thị trường sẽ giúp phòng ngừa rủi ro giao dịch thanh toán quốc tế và đầu tư nước ngồi. Bên cạnh đó, việc duy trì và mở rộng quỹ dự trữ ngoại hối sẽ giúp NHNN chủ động trong việc điều chỉnh tỷ giá và đáp ứng nhu cầu thiếu hụt ngoại tệ khi cần thiết.

+ Trình độ chun mơn và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Tất cả các hoạt động tài trợ thương mại của ngân hàng đều bắt nguồn từ nhu cầu của người xuất khẩu và người nhập khẩu. Trong nền kinh tế mở, sự cạnh tranh giữa các mặt hàng xuất nhập khẩu của các quốc gia ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Mỗi doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm và giảm giá thành hàng hóa thì mới có thể ký kết hợp đồng ngoại thương với các đối tác nước ngồi từ đó sử dụng sản phẩm tài trợ của ngân hàng thương mại, thúc đẩy hoạt động này phát triển. Hơn nữa nếu như khách hàng khơng có trình độ và am hiểu về thị trường, các sản phẩm tài trợ thì họ sẽ gặp khó khăn trong việc soạn thảo các hợp đồng thương mại, các chứng từ theo quy định của pháp luật hay xuất trình bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C,... Điều này sẽ khiến họ ngại sử dụng các sản phẩm tài trợ của ngân hàng mà đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp. Ngoài ra trong trường hợp người xuất khẩu và người nhập khẩu cấu kết với nhau để lừa ngân hàng nhằm kiếm lợi sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro lớn khi cung cấp sản phẩm tài trợ cho khách hàng. Từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của NHTMCP đông nam á SEABANK khoá luận tốt nghiệp 550 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w