Doanh số từng sản phẩm tài trợ NK
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng và đạt được những kết quả nổi bật song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tài trợ thương mại của các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm cả SeABank. Do đó chính phủ cần chú trọng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô như kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá thay vì quá chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Trong bối cạnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Để tận dụng triệt để những lợi thế hiện có, nhà nước phải xây dựng chính sách ngoại thương phù hợp:
+Chính phủ cần đưa ra những chính sách thúc đẩy hoạt động XK những mặt hàng chủ lực là thế mạnh của Việt Nam như hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, các sản phẩm gỗ, hải sản,... Ngoài ra việc xuất khẩu những hàng hóa mang tính truyển thống, chứa đựng bản sắc dân tộc của Việt Nam cũng nên được chú trọng xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
+Nhà nước nên ban hành biểu thuế quan xuất nhập khẩu ổn định và hợp lý. Áp dụng các chế độ khuyến khích ưu đãi về thuế quan đối với những doanh nghiệp có thế mạnh về hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó các thủ tục hành chính đặc biệt là thủ tục hải quan cần được đơn giản hóa, chính xác và tiết kiệm thời gian, phòng ngừa những hành vi tham nhũng và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
+ Ngoài ra hiện nay các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng thô, hàng gia công khi xuất khẩu sẽ không đạt giá trị cao. Do đó chính phủ phải tiến hành từng bước điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu sang các mặt hàng đã qua chế biến, hàng hóa ứng dụng công nghệ cao mang thương hiệu Việt Nam nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các đối thủ trên thị trường quốc tế.