Nhóm yếu tố từ phía NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 34 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại ngân

1.3.3.3. Nhóm yếu tố từ phía NHCSXH

Mơ hình hoạt động: NHCSXH phục vụ đối tượng khách hàng là hộ nghèo,

hộ cận nghèo, hộ có hồn cảnh khó khăn về tài chính sống phân tán ở các vùng có điều kiện sống khó khăn, ít tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng có mạng lưới phủ khắp khơng chỉ tới cấp huyện mà thậm chí tới cấp xã. Có như vậy mới tạo được cơ hội tiếp xúc với đồng vốn là ngang nhau giữa các vùng miền, đảm bảo mục tiêu đã đề ra của chính phủ: “Đảm bảo khơng có HSSV phải bỏ học vì khơng có tiền đóng học phí" (Chính phủ, 2010). Tuy nhiên với kinh phí hạn hẹp của NHCSXH làm sao vừa mở rộng mạng lưới mà không phải bỏ chi ph í quá lớn. Việc quản lý mạng lưới rộng khắp như vậy đòi hỏi khả năng quản trị tốt, nếu không sẽ dẫn đến giảm khả năng phục vụ của ngân hàng hoặc việc kiểm soát vốn

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

thậm chí m ất vốn. Giải quyết mâu thuẫn trên là tiền đề nâng cao chất lượng tín dụng tại NHCSXH.

Quy trình cho vay: Đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hệ thống rộng khắp từ trung ương đến các điểm giao dịch tại các xã, phường. Quy trìnhcho vay ủy thác bán phần qua các hội đoàn thể, ủy nhiệm qua tổ TKVV đã bộc lộ nhiều điểm ưu việt. Tuy nhiên các tổ chức chính trị nhận ủy thác và các tổ TKVV nhận ủy nhiệm của NHCSXH thường là kiêm nhiệm, nếu các tổ chức này không nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các công đoạn được ủy thác, cán bộ hội thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức sẽ dẫn dến xâm tiêu, vốn vay sử dụng kém hiệu quả.

Chính sách tín dụng: Bao gồm các yếu tố về giới hạn mức cho vay, kỳ hạn

của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, sự đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách hàng... Chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Tồn bộ hoạt động cho vay diễn ra như thế nào đều tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng. Cho nên chính sách tín dụng cần được xây dựng một cách hợp lý vừa tuân thủ nguyên tắc vay vốn theo quy định của chính phủ vừa có sự linh hoạt nhất định. Sự linh hoạt thể hiện ở sự đáp ứng nhu cầu về hỗ trợ. (Chính phủ, 2007) HSSV học ở mỗi trường, mỗi ngành học, mỗi vùng miền, địa phương có mức học phí, sinh hoạt phí, thời gian học tập...khác nhau địi hỏi có mức vay, thời gian vay linh hoạt để đạt được mục tiêu cuối cùng là giúp cho HSSV có thể hồn thành chương trình học, ra trường kiếm việc làm, trả nợ cho ngân hàng. Việc xác định thời gian vay, mức vay khơng hợp lý có thể khơng giúp được gia đình HSSV thốt khỏi hồn cảnh khó khăn mà làm cho họ trở nên khó khăn hơn vì khơng thể ni con học hành ra trường mà cịn mang thêm gánh nặng nợ nần.

Cơ sở vật chất: Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ khơng đơn thuần chỉ là hoạt động cho vay. Những hoạt động này giúp cho ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín với khách hàng. Nhưng việc mở ra một loại hình dịch vụ mới địi hỏi một sự đầu tư lớn về cơng nghệ, máy móc thiết bị, chi phí đào tạo nghiệp vụ... rất tốn kém (NHCSXH, 2014). Điều này đặt ra một vấn đề là, nếu chính phủ muốn duy trì hoạt động bền vững của NHCSXH để giải quyết có hiệu quả hơn các vấn đề về chính sách xã hội thì trước hết cần đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơng nghệ cho ngân hàng hoạt động

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

hiệu quả. Đó cũng là cơ sở tăng niềm tin cho các đối tượng chính sách về một sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong cuộc chiến với hoàn cảnh khó khăn song hành với chiến lược tăng tốc nền kinh tế.

Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng: Đặc thù của

NHCSXH là phục vụ khách hàng tại các điểm giao dịch chứ không phải tại trụ sở ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn có trình độ nhận thức khơng cao , dễ tự ti mặc cảm nên phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến cảm nhận của khách hàng về ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng giữa NHCSXH và hộ có HSSV hồn tồn khơng có thế chấp, chữ tín được đặt lên hàng đầu. Vậylàm sao để khách hàng sau khi nhận tiền vay cảm nhận được ngân hàng là người bạn gần gũi, thân thiện và thực sự muốn giữ chữ “tín” với ngân hàng sau khi nhận tiền vay. Điều này đòi hỏi người cán bộ khơng chỉ có trình độ, năng lực để giải quyết cơng việc t heo đúng quy trình nghiệp vụ mà cịn có một chữ “tâm” với nghề, nghĩa là có phẩm chất đạo đức tốt để khơng bị vướng vào tham ô, lợi dụng, xâm tiêu làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng, hạ thấp uy tín ngân hàng; một chữ “tâm” đế có đủ nhiệt t âm làm hài lòng một đối tượng khách hàng hết sức “nhạy cảm”; một chữ “tâm” để có thể chuyển tải hết ý nghĩa của chương trình tín dụng đối với HSSV giúp hộ vay vượt qua khó khăn hiện tại, thực hiện đúng kế hoạch trả nợ trong tương lai theo quy định của ngân hàng.

Công tác quản trị, điều hành của ngân hàng: Quản trị điều hành phải được

thực hiện một cách khoa học, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng trong hệ thống NHCSXH, giữa NHCSXH với các ban ngành liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu của HSSV theo từng thời kỳ, giúp ngân hàng quản lý tốt các khoản vay cũng như thực hiện tốt các hoạt động khác của ngân hàng. Đây là cơ sở để tiến hành hoạt động cho vay đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh quảng trị (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)