5. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh
1.4.3. Bài học rút ra cho ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị
Thứ nhất, vềđối tượng cho vay. Cần đặt ra tiêu chí cho vay, điều này rất cần thiết vì tiêu chí sẽ tạo động lực giúp HSSV học tập tốt hơn đây là yếu tố quan trọng để HSSV dễ dàng tìm kiếm được việc làm, có thu nhập cao, hoàn thành tốt việc trả nợ ngân hàng. NHCSXH chi nhánh Quảng Trị cũng cần học tập kinh nghiệm này đưa vào tiêu chí xét giảm lãi suất cho HSSV có thành tích học tập tốt.
Thứ hai, về mức vay: Mức cho vay hiện nay của Việt Nam còn quá thấp chưa đủ chi phí cho sinh hoạt, chưa kểđến chi phí mua các đồ dùng thiết yếu cho học tập của HSSV. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các hộgia đình có HCKK, vì: (1) Mức vay thấp thủ tục phức tạp, họ không muốn vay từ NHCSXH mà vay ngoài với lãi suất cao hơn; (2) Mức vay thấp, họ phải bỏ thêm một lượng chi phí quá lớn điều này vượt qua khảnăng tài chính của hộ nghèo, họ buộc phải cho con nghỉ học. Mục tiêu giải quyết khó khăn về tài chính cho HSSV khơng đạt được. (3) Bên cạnh đó cho vay định mức cố định như hiện nay cũng không phù hợp, bởi các ngành học khác nhau mức học phí khác nhau,chi phí mua sắm đồ dùng học tập khác nhau. Theo kinh nghiệm của các quốc gia mức vay phù hợp phải đảm bảo ba yếu tố cần thiết: đủ kinh phí tài trợ, thơng tin về nhu cầu tài chính của SV (có thể qua khảo sát về chi tiêu của SV) và các chính sách phân bổ phù hợp tránh cào bằng về mức vay.
Thứ ba, vềphương thức cho vay và giải ngân vốn vay. Kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, cho vay theo tổ nhóm có tác động lớn là gắn kết trách nhiệm của cả tổ trong việc thụhưởng tín dụng ưu đãi, đồng thời cho phép các tổ có quyền quyết định cách thức giải ngân vốn, điều này có tác dụng tích cực khuyến khích sự hoạt động và trách nhiệm của tổ trưởng, tạo cơ chế ràng buộc trách nhiệm cao hơn trong mỗi tổ, vốn ưu đãi đến đúng hộ gia đình HSSV có HCKK. Thơng thường các quốc gia thực hiện giải ngân qua thẻ, điều này nhằm mục đích hạn chế tối đa HSSV sử dụng tiền cho vay đóng học phí khơng đúng mục đích, học phí ln đến được nơi cần thu (nhà trường), ngân hàng kiểm soát được vốn vay.
Thứtư, cơng tác thu hồi nợ, có thể áp dụng một số biện pháp như Cho vay phần gốc trả lãi theo tháng để tạo lập cho hộ gia đình nghèo thói quen tiết kiệm trả lãi dần; có chếđộ khen thưởng đối với các tổ TK&VV kết hợp thông tin đại chúng gửi các thơng điệp tích cực thu hút bổn phận công dân; thành lập bộ phận thu hồi nợ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
và thực thi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt, cập nhật thông tin về thị trường lao động để HSSV có thể tìm kiếm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.
Thứnăm, công tác thông tin. Thành lập trung tâm quản lý thông tin dữ liệu liên quan đến HSSV nghèo vay vốn từ ngân hàng chính sách sẽ giúp cho cán bộ tín dụng NH có đủ dữ liệu phân tích đánh giá hiệu quả của vốn vay, như thơng tin về gia đình, thu nhập chính của gia đình, trường học, ngành học, kết quả học tập đồng thời những thông tin về nhu cầu vay vốn của HSSV để NHCSXH chủ động nguồn vốn đảm bảo tất cảHSSV đều được vay vốn, giải ngân kịp thời như ở Nghệ An.
Thứ sáu, công tác cán bộ. Quan tâm đến đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng ngồi việc giỏi về chun mơn, rất cần đến giáo dục đạo đức, nghề nghiệp, phong cách giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng bởi vì khách hàng là những gia đình HSSV nghèo, HSSV mồ côi tâm lý tự ti, dễ mặc cảm cho nên cán bộ NHCSXH cần tạo ra sự quan tâm gần gũi với các khách hàng, để người nghèo coi NHCSXH là người bạn gần gũi và họ mới thực sự giữ chữ "tín" với ngân hàng.
Thứ bảy, Phối hợp giữa các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội liên quan
đến tín dụng cho HSSV. Cơng tác bình xét, sử dụng vốn vay, trả nợ sau khi HSSV có việc làm. Muốn làm tốt cơng việc này cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến quy trình, thủ tục, biểu mẫu hóa các đơn từ, mẫu xác nhận, cam kết trả nợ. Công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện tín dụng cho HSSV.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, luận văn đã trình bày lý luận về tín dụng; chất lượng tín dụng theo chương trình cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng CSXH. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước và các NHCSXH tại Việt Nam về chương trình tín dụng đối với HSSV từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với NHCSXH tỉnh Quảng Trị .
Nội dung của chương 1 là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay đối với HSSV tại Ngân hàng CSXH tỉnh Quảng Trị được trình bày ở chương 2. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG TRỊ