5. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá chung về chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh
sinh sinh viên tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị
Từ những phân tích về thực trạng chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị trên đây, tác giả đưa ra đánh giá về chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị như sau:
2.4.1. Kết quả đạt được
- Về nguồn vốn: Mặc dù cơng tác huy động vốn trong tồn hệ thống NHCSXH gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua nguồn vốn liên tục tăng trưởng;
Hình thức cho vay
Quy trình thủ tục cho vay
Cách thức thu hồi nợ
Đội ngũ chuyên viên tín dụng của ngân hàng
Cơ hội việc làm và khả năng
trả nợ của người vay
Đánh giá chung về chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên Beta=0,415 Beta=0,348 Beta=0,304 Beta=0,258 Beta=0,280 TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
phục vụ tốt nhu cầu về vay vốn đi học của các đối tượng HSSV có hồn cảnh khó khăn theo quy định của chính phủ “đảm bảo khơng có HSSV phải nghỉ học vì lý do
tài chính”. Nguồn vốn được điều tiết linh hoạt đảm bảo không bị tồn đọng vốn do thu hồiquá nhiều hoặc thiếu vốn do nhu cầu vay vốn tăng cao. Việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng chương trình cho vay HSSV cũng được điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với thực tế phát sinh nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong việc thựchiện các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng trong năm tài chính.
- Về hoạt động tín dụng: Dư nợ và số hộ được thụ hưởng chương trình tín dụng HSSV tăng liên tục qua 3 năm 2014-2016. Chương trình tín dụng HSSV ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Quảng Trị. Tính đến 31/12/2016, chương trình tín dụng đối với HSSV đã tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất vượt qua chương trình tín dụng đối với hộ nghèo. Điều này cho thấy triển vọng tăng trưởng của chương trình tín dụng này trong điều kiện phát triể n kinh tế xã hội một số chương trình tín dụng chính sách khác không thể tăng trưởng được. Thu nhập lãi từ chương trình tín dụng đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn cũng liên tục tăng, đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập hàng năm của đơn vị. Cụ thể doanh số thu lãi cho vay HSSV qua các năm như sau:
Tỷ lệ thu lãi qua 3 năm 2014-2016, đạt khá cao cho thấy hoạt động tín dụng HSSV có đóng góp tích cực trong việc thực hiện kế hoạch tài chính năm của ngân hàng, khả năng đôn đốc, thu hồi lãi được thực hiện khá tốt.
Về chất lượng phục vụ các đối tượng vay vốn chương trình tín dụng HSSV qua các năm cũng được nâng cao thông qua việc giảm các vụ việc khách hàng phàn nàn về việc khó khăn trong vay vốn tại ngân hàng. Công tác xử lý hồ sơ cũng được tiến hành nhanh chóng hơn do các tổ TKVV, hội đoàn thể nhận ủy thác đã quen với các hồ sơ thủ tục của ngân hàng tạo điều kiện cho công tác kiểm tra và phê duyệt hồ sơ tại ngân hàng do không phải trả đi trả lại hồ sơ nhiều lần.
- Về kỹ thuật tín dụng: Việc cấp tín dụng trực tiếp đến hộ vay có HSSV đi học thay vì cho vay HSSV đang theo học mang lại sự thuận tiện cho hộ vay trong công tác tiếp cận vốn vay cũng như trả nợ. Công tác giải ngân và thu hồi nợ của ngân hàng cũng vì thế mà dễ dàng hơn trước rất nhiều, tỷ lệthu hồi vốn đạt khá cao
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Phương thức cho vay thơng qua các tổ chức chính trị xã hội và tổ TKVV đã thu hút các thành viên thuộc tổ chức chính trị xã hội, tổ trưởng tổ TKVV tham gia trực tiếp thực hiện một số các công đoạn trong quy trình cho vay cùng với NHCSXH thực hiện công tác an sinh xã hội tại địa phương.
- Về công tác phát triển mạng lưới: 100% xã, phường trên địa bàn tỉnh đều có điểm giao dịch của NHCSXH, các biển báo, biển chỉ dẫn được đặt ở nơi dễ nhìn tại trung tâm ủy ban nhân dân các cấp xã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân dân liên hệ công tác. Đặc biệt với các hộ dân ở các xã xa thì việc giao dịch tại các điểm giao dịch xã đã giúp họ giảm được lượng thời gian và chi phí đáng kể để được tiếp cận với nguồn vốn của NHCSXH.
- Về công tác quản lý nguồn vốn vay: NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã thiết lập được mối quan hệ khá tốt với hầu hết hội đoàn thể, ủy ban nhân dân các cấp; từng bước hướng các tổ chức này phối hợp với NHCSXH theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà chính phủ quy định cũng như các công đoạn mà các tổ chức ký kết với ngân hàng. Công tác giải ngân được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện tạo được ấn tượng tốt của khách hàng về ngân hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ.
Đến thời điểm hiện nay, hầu hết các tổ TKVV đều thực hiện thu lãi, tiết kiệm hàng tháng. Nợ đến hạn được ngân hàng gửi thư báo thông qua các tổ trưởng tổ TKVV trước một tháng đã từng bước tạo thói quen trả nợ hàng kỳ của hộ vay.
Công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của hộ vay được thực hiện hàng năm bởi: Ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH thị xã; tổ trưởng tổ TKVV.
2.4.2. Hạn chế
- Về nguồn vốn, vốn cho vay HSSV hoàn toàn được trung ương chuyển về, NHCSXH chưa tự chủ được nguồn vốn. Tiền gửi huy động được hiện nay hầu như chỉ là tài khoản của các hội đoàn thể nhận ủy thác, thành viên tổ TKVV và nhân viên ngân hàng.
- Về hoạt động tín dụng đối với đối tượng là HSSV, ởmột số nơi vẫn cịn tình trạng hộ vay khơng thuộc diện khó khăn về tài chính vẫn được vay vốn; hộ thuộc diện khó khăn về tài chính nhưng lại không được vay vốn hoặc được vay nhưng không được vay tất cả các kỳ học. Dư nợ cho vay HSSV có xu hướng tăng chậm.
Một số hộ vay khơng thực hiện đúng lịch trả nợ làm phát sinh nợ quá hạn.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Cịn tình trạng nhân viên ngân hàng khơng chấp hành quy trình nghiệp vụ để xảy ra sai phạm, gây mất uy tín của ngân hàng.
- Về kỹ thuật vay vốn, ở một số nơi khơng tiến hành họp bình xét cơng khai dân chủ, tổ trưởng tự lập biên bản cuộc họp bình x ét rồi đưa ban quản lý thơn (khu phố), hội đồn thể xã (phường)ký rồi trình lên ngân hàng.
Một số tổ TKVV không thực hiện tốt việc thu lãi bằng biên lai, có khi thu lãi của hộ vay mà khơng đưa biên lai, có khi chưa thu lãi cũng đưa biên lai gây khó khăn cho cơng tác thu lãi tại tổ.
Nhiều tổ trưởng tổ TKVV thường xuyên làm hồ sơ sai dẫn đến phải đi lại nhiều lần, làm chậm tiến độ giải ngân. Việc sinh hoạt tại tổ khơng được duy trì theo định kỳ. Việc vay vốn không bị ràng buộc bởi việc trả nợ của các thành viên khác trong tổ, không tạo được sức ép trả nợ từ phía tổ.
Thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng không mấy mặn mà với nhiệm vụ là kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn được phân công, việc tham gia chỉ mang tính hình thức, chủ yếu là NHCSXH tỉnh đi kiểm tra, các thành viên ban đạidiện chỉ ký biên bản.
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế
Về hoạt động tín dụng đối với đối tượng là HSSV
Cơng tác bình xét vay vốn cịn mang tính cá nhân, bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ họ hàng, quen biết hay các mâu thuẫn riêng..
Việc cho vay với lãi suất thấp và không trả nợ kỳ con sẽ được chuyển sang kỳ trả nợ tiếp theo mà không phạt lãi suất đã khơng gây được áp lực tài chính lên hộ vay, có hộ cịn cố tình để nợ q hạn vì lãi suất quá hạn vẫn thấp hơn lãi suất cho vay tại các Ngân hàng thương mại khác.
Đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi nghề đều rất quan trọng, đối với nghề ngân hàng con người thường xuyên tiếp xúc với tiền tệ dễ khơi dậy lịng tham thì đạo đức nghề nghiệp lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cán bộ tín dụng quản lý địa bàn chưa chuẩn bị tốt nội dung họp giao ban hàng tháng với hội đoàn thể cấp xã và tổ TKVV, nội dung họp thường sơ sài không thường xuyên tuyên truyền các quy chế, quy định của ngân hàng đến chính quyền
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Về kỹ thuật vay vốn, ngân hàng chưa tham mưu nội dung kiểm tra khâu bình xét vay vốn trong chương trình kiểm tra hàng năm của Ban Đại diện HĐQT tỉnh.
Hầu hết các thành viên Ban quản lý tổ TK&VV có trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về hoạt động ngân hàng nên thường chủ quan, không tuân thủ quy trình thu lãi, tiết kiệm mà ngân hàng đã hướng dẫn, dẫn đến một số hộ vay thiếu tin tưởng không nộp lãi cho tổ trưởng.
Khả năng điều hành tổ TK&VV của Ban quản lý tổ còn hạn chế nên chưa vận động được các tổ viên tham gia sinh hoạt tổ và thực hiện quy ước của tổ về thực hiện thu lãi, thu tiết kiệm.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016, Kết quả phân tích cho thấy dư nợ và số hộ được thụ hưởng chương trình tín dụng HSSV tăng liên tục qua 3 năm 2014-2016. Chương trình tín dụng HSSV ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của NHCSXH tỉnh Quảng Trị. Tính đến 31/12/2016, chương trình tín dụng đối với HSSV đã tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất vượt qua chương trình tín dụng đối với hộ nghèo trước đây luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Điều này cho thấy triển vọng tăng trưởng của chương trình tín dụng này trong điều kiện phát triể n kinh tế xã hội một số chương trình tín dụng chính sách khác khơng thể tăng trưởng được. Thu nhập lãi từ chương trình tín dụng đối với HSSV có hồn cảnh khó khăn cũng liên tục tăng, đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập hàng năm của đơn vị. Tuy nhiên bên cạnh đó ở một số nơi vẫn cịn tình trạng hộ vay khơng thuộc diện khó khăn về tài chính vẫn được vay vốn; hộ thuộc diện khó khăn về tài chính nhưng lại không được vay vốn hoặc được vay nhưng không được vay tất cả các kỳ học. Dư nợ cho vay HSSV có xu hướng tăng chậm. Nhiều tổ trưởng tổ TKVV thường xuyên làm hồ sơ sai dẫn đến phải đi lại nhiều lần, làm chậm tiến độ giải ngân. Việc sinh hoạt tại tổ khơng được duy trì theo định kỳ. Việc vay vốn khơng bị ràng buộc bởi việc trả nợ của các thành viên khác trong tổ, khơng tạo được sức ép trả nợ từ phía
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG HỌC SINH
SINH VIÊN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ