5. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chất lượng cho vay thuộc chương trình tín dụng học sinh sinh viên tạ
2.3.2.1. Một số nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Võ Nhị Yến Trang (2008), nghiên cứu về nâng cao chất lượng tín dụng chính sách của NHCSXH Việt Nam đã đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách gồm: (a) Nhóm nhân tố khách quan: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, năng lực và nhận thức của khách hàng; (b) Nhóm nhân tố chủ quan: Chiến lược hoạt động, mơ hình tổ chức, chính sác h tín dụng, cơ sở vật chất của ngân hàng; phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng
Ngô Thanh Phúc (2012), nghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông ng hiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Tây Đơ, trong đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bao gồm: (1) Nhân tố từ phía ngân hàng: Chính sách tín dụng; khả năng thẩm định dự án, thẩm định khách hàng; năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng; thơng tin tín dụng; cơng nghệ phục vụ hoạt động tín dụng; hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng. (2) Nhân tố từ phía khách hàng: Năng lực quản lý kinh doanh của người vay; triển vọng kinh doanh của doan h nghiệp; đạo đức, uy tín của người vay. (3) Nhân tố từ phía mơi trường kinh doanh: Mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội; môi trường pháp lý; môi trường tự nhiên.
Với kết quả của những nghiên cứu trước đây cho thấy những yếu tố cần phải xem xét khi nâng cao chất lượng một chương trình tín dụng tại một ngân hàng nào đó đều liên quan đến các yếu tố như: Năng lực, ý thức của hộ vay; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của ngân hàng; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng; mơ hình tổ chức; mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của các đề tài trên đây chỉ mới dừng lại phân tích các nhân tố bằng số liệu thứ cấp mà chưa xây dựng và đề xuất mơ hình nghiên cứu cụ thể.