PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
1.2.2. Sự cần thiết phát triển cho vay tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống NHTM đã phải tiến hành cải cách với lý do sức ép cạnh tranh. Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn khiến các công ty lớn giảm việc vay vốn từ ngân hàng và thay vào đó là huy động vốn trên thị trường chứng khốn thơng qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Ngồi ra ngân hàng cịn chịu sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính trung gian khác. Sự cạnh tranh này khiến thị phần cho vay của ngân hàng bị giảm sút. Điều này buộc ngân hàng phải tìm cách chuyển hướng sang hoạt động khác để tăng thu nhập.
Những năm gần đây, hoạt động cho vay tiêu dùng trên thế giới phát triển mạnh mẽ. Cho vay tiêu dùng được xem là một trong những hoạt động mang nhiều lợi nhuận nhất cho các ngân hàng thương mại. Ở Mỹ và Châu Âu, các khoản cho vay tiêu dùng thường chiếm từ 20- 40% tổng dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng, có trường hợp tỷ lệ này lên tới trên 60%... Bên cạnh đó sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế, sự cải thiện đáng kể trong mức sống của dân cư khiến nhu cầu vay tiêu dùng tăng lên mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, khi môi trường cạnh tranh trên thị trường cho vay ngày càng khốc liệt thì việc các ngân hàng chuyển hướng từ lĩnh vực cho vay truyền thống sang cho vay cá nhân hộ gia đình là một tất yếu. Nhiều ngân hàng đã thành lập những phòng cho vay tiêu dùng độc lập. Sự chun mơn hố này giúp các ngân hàng tăng quy mô, giảm thiểu rủi ro và chi phí trong các khoản cho vay tiêu dùng đưa cho vay tiêu dùng trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất của ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng tiêu dùng đã và đang đóng vai trị chủ đạo trong một số lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Cho vay tiêu dùng trong tương lai sẽ hướng theo mục tiêu về sự thuận tiện cho khách hàng. Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng nhận được những khoản vay nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo kiểm sốt khoản vay và an toàn vốn.