Bài học kinh nghiệm đối với Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 49 - 51)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình

Thứ nhất, chiến lược và định hướng phát triển

Xây dựng các chiến lược và định hướng phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn bằng các chính sách linh hoạt như chính sách thị trường, chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, chính sách marketing… và các biện pháp, giải pháp kịp thời, nhanh nhạy và có hiệu quả. Trên cơ sở những lợi thế vốn có như hệ thống mạng lưới, nguồn nhân lực, công nghệ hiện đại, Sacombank cần phát huy và tận dụng để phát triển về quy mô cho vay tiêu dùng, tăng thị phần, phát triển khách hàng, và danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng có tính đặc trưng.

Thứ hai,đầu tư nguồn nhân lực

Đầu tư vào nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với chiến lược phát triển trong đó bao gồmcả về số lượng và chất lượng. Từ kinh nghiệm của các ngân hàng cho thấy, để hoạt động này phát triển cần phải có nguồn nhân lực dồi dào nhất là cán bộ tín dụng, cán bộ phát triển thị trường. Bên cạnh đó, chất lượng cán bộ phải được nâng cao không chỉ giỏi về chuyên mơn nghiệp vụ mà cịn hiểu biết rộng đến các lĩnh vực khác.

Thứ ba, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao tính tiện ích của dịch vụ

Phát triển cho vay tiêu dùng đồng nghĩa với việc cần phải đa dạng hoá sản phẩm đồng thời cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay trong việc đơn giản hoá các thủ tục, sử dụng cơ chế đảm bảo tiền vay có tính linh hoạt cao, áp dụng công nghệ hiện đại trong giao dịch, đảm bảo nhanh chóng tiết kiệm thời gian, thái độ phục vụ, tư vấn khách hàng,... tất cả điều này không những giúp Ngân hàng tránh các thách thức từ các đối thủ cạnh tranh mà cịn là chìa khốđể thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển.

Thứ bốn, phát triển các dịch vụ gia tăng

Công nghệ hiện đại cung cấpnhiều dịch vụ tài chính khác, điều này thúc đẩy sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, làm gia tăng lợi ích cho sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranhvì vậy ngân hàng cần quan tâm và chú trọng.

Thứ năm, xây dựng và quản lý hệ thống các tiêu chí, cách thức chấm điểm

xếp hạng khách hàng

Hệ thống tiêu chí chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Trên cơ sở đặc điểm của hình thức cho vay để xây dựng bộ tiêu chí chấm điểm phù hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, minh bạch, có chất lượng. Từ đó phân loại khách hàng, đảm bảo an tồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.

Thứ sáu,tổ chức hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng

Chính sách marketing, quảng cáo tiếp thị sản phẩm được xun suốt tồn bộ q trình thực hiện cơng tác cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng, từng đặc tính của sản phẩm để xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm tạo nên sự khác biệt riêng có của Ngân hàng.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện cơng tác chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi cho vay từ đó khai thác, làm tăng thêm các nhu cầu phát sinh khác từ phía khách hàng.

Thứ bảy, mạng lưới hoạt động

Đó là các chính sách về mạng lưới hoạt động và sử dụng công nghệ hiện đại trong việc cung cấp các dịchvụ của các ngân hàng. Không ngừng cũng cố hệ thống mạng lưới của các chi nhánh đồng thời tiến hành giải thể những đơn vị hoạt động khơng có hiệu quả, có kế hoạch phát triển mở rộng mạng lưới đến vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng hệ thống công nghệ Ngân hàng hiện đại. Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, trong cho vay và cung cấp sản phẩm dịch vụ khác.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠINGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)