Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 63 - 80)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.2. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Sacombank Chi nhánh

2.2.3. Thực trạng phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank Chi nhánh

2.2.3.1. Phát triển về quy mô cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ ngân hàng khác, trong những năm gần đây, hoạt động cho vay tiêu dùng của Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bìnhđã có những bước phát triển đáng kể.

Bảng 2.5Dư nợ cho vay tiêu dùng các năm từ2013đến năm2015

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+,-) % (+,-) %

Tổng dư nợ cho vay 656 911 1157,6 255,0 38,87 246,6 27,0 Dư nợ cho vay tiêu dùng 263 462 684 199 75,67 222 48,0

Tỷ trọng DNCVTD/

Tổng DN(%) 40,09 50,71 59,09

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm2013 -2015,Sacombank CN Quảng Bình)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.4Dư nợ cho vay tiêu dùng Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình các nămtừ2013đến năm2015

Năm 2011, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội tại chỉ thị số 01/CT -NHNN ngày 01/3/2011, theo đó đối với lĩnh vực phi sản xuất phải thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay theo tỷ lệ quy định bằng việc áp dụng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong trường hợp không thực hiện theo lộ trình, do đó hoạt động cho vay tiêu dùng khơng chỉ Sacombank chi nhánh Tỉnh Quảng Bình mà các TCDT trên địa bàn đều bị ảnh hưởng.

Để đảm bảo hoạt động cho vay tiêu dùng được ổn định, và phát triển trong điều kiện lạm phát đảm bảo, NHNN nới lõng chính sách tiền tệ trong năm2013 và 2014đối với lĩnh vực phi sản xuất. Với chính sách này, Sacombank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đã thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển cả về quy mô và chất lượng.

Số liệu tại bảng 2.5 cho thấy: Năm 2013, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt263 tỷ đồng chiếm 40,9% trên tổng dư nợ cho vay. Kể từ năm 2014, mức độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình khá cao: Năm2014dư nợ cho vay tiêu dùng tăng so với năm2013 là 199 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 75,67%. So với năm2014, dư nợ cho vay tiêu dùng năm2015tăng 222 tỷ, tỷ lệ tăng 40,08%, nâng dần tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ (năm 2014: 50,71%; năm 2015: 59,09%).

Trước những khó khăn đối với việc tăng trưởng tín dụng đặc biệt là ở thị trường bán buôn, việc đẩy mạnh phát triển các dịch vụ bán lẽ trong đó cho vay tiêu dùng đượcSacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình chú trọng.

Sacombank chi nhánh Tỉnh Quảng Bình tập trung đẩy mạnh chính sách cho vay tiêu dùng, mở rộng vào đối tượng cho vay cá nhân, hộ gia đình, triển khai các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, trong đó áp dụng hình thức trả nợ thông qua thẻ đối với CBCNV có tài khoản tại Sacombank đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của Sacombank khi có nhu cầu mua mới, sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng sinh hoạt gia đình, đồng thời mở rộng hình thức cho vay thấu chi trên cơ sở

nắm chắc nguồn trả nợ của khách hàng. Kết quả dư nợ đối với cho vay tiêu dùng tăng trưởng cao trong giai đoạn vừa qua, tuy nhiên mức độ tăng trưởng chưa đáp ứng mụctiêu chiến lược của chi nhánh đãđề ra.

Nghiên cứu vấn đề này cho thấy: Tỉnh Quảng Bình có 6 huyện và 1 thành phố, 1 thị xã với 159 xã phường, thị trấn. Khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động; dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn. Nếu chỉ tập trung chủ yếu phát triển cho vay tiêu dùng ở khu vực thành thị, nơi trìnhđộ tiếp cận với xu hướng tiêu dùng nhanh hơn cũng như tập trung phần lớn khối lượng khách hàng là các đối tượng cán bộ CNVC có thu nhập từ lương, hay nguồn thu được xem là ổn định thường xuyên thì Sacombank sẽ mất đi thị trường tiềm năng và việc đạt các mục tiêu về tăng trưởng là khó thực hiện. Do vậy chi nhánh cần phải có kế hoạch, chiến lược cụ thể nhằm nâng cao tỷ trọng, phát huy tiềm lực vốn có để đạt được quy mơ cho vay tiêu dùng theo định hướng đặt ra.

Số lượng khách hàng vay tiêu dùng:

Tìm kiếm và khai thác bên cạnh việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng là một trong những tiêu chí để Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình ln giữ chân được khách hàng, xây dựng các mối quan hệ lâu dài và phát triển thêm số lượng khách hàng hiện có.

Bảng 2.6: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng các năm từ2013đến năm2015

Đơn vị: Tỷ đồng, người,% Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 (+,-) % (+,-) % Dư nợ CVTD 263 462 684 199 75,6 222 48,0 Số lượng khách hàng CVTD 3653 6160 8884 2507 68,6 2724 44,2 Bình quân dư nợ CVTD/ KH(%) 0,072 0,075 0,077 0,003 - 0,002 -

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm2013-2015,Sacombank CN Quảng Bình)

Đơn vị tính: người

Biểu đồ 2.5: Số lượng khách hàng Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình

các nămtừ2013đến năm2015

Từ bảng số liệu 2.6 và độ dốc tại biểu đồ 2.5thấy rằng, số lượng khách hàng có sự tăng khá nhanh trong giai đoạn2013 - 2015, cụ thể: năm2013 số lượng khách hàng vay tiêu dùng là 3653khách hàng, nhưng đến năm2014, số lượng khách hàng là 6160, tăng trưởng2507 khách hàng, tỷ lệ tăng trưởng68,63%; năm2015 tổng số khách hàng còn dư nợ tại chi nhánh là 8884 khách hàng, tăng so với năm 2014 là 2724 khách hàng, tỷ lệ tăng 44,22%. Tốc độ tăng trưởng khách hàng năm2015 gấp 2,43 lần số lượng khách khách hàng năm2013.

Qua nghiên cứu cho thấy: Việc áp dụng và triển khai các sản phẩm Sacombank phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân là một trong nguyên nhân gây sức hút số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Trong năm 2015, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình đã triển khai cho vay thấu chi đối với cán bộ CNVNN trên địa bàn, triển khai sản phẩm cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, đẩy mạnh công tác cho vay đối với khách hàng trên địa bàn nơng thơn, theo đó các chi phí đời sống của hộ gia đình cũng được xem xét để cho vay điều này làm tăng số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại ngân hàng.

Trong các năm 2013 -2015, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng năm sau cao hơn năm trước và bình quân dư nợ/1 khách hàng tăng qua hàng năm, cụ thể năm2013 là

72 triệu đồng/ khách hàng, năm2014 là 75/ khách hàng triệu đồng, năm2015 là 77 triệu đồng/ khách hàng, mức tăng ổn định.

Tăng trưởng dư nợ và phát triển khách hàng là chiến lược song hành trong việc phát triển quy mô cho vay tiêu dùng của Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. Số liệu trên cho thấy rõ, mặc dù số lượng khách hàng tăng trưởng nhanh nhưng bình quân dư nợ cho vay tiêu dùng trên một khách hàng lại có mức tăng trưởng ổn định, điều này là tương đối phù hợp giữa tương quan về phát triển giữa số lượng khách hàng và dư nợ khách hàng với mục tiêu tăng trưởng kèm với chất lượng, tuy nhiên đánh giá mức độ tăng trưởng bình quân thìsố liệu phản ảnh trên còn thấp.

Thị phần cho vay tiêu dùng:

Là một Ngân hàng thương mại có truyền thống kinh doanh các dịch vụ bán lẻ vì vậy, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình có thị phần tín dụng tiêu dùng khá cao chiếm trên 25% thị phần tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn. Phát huy được thế mạnh về mạng lưới và có chiến lược kinh doanh hợp lý nên qua hàng năm thị phần ln giữ vững, có tăng trưởng, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể.

Bảng 2.7: Thị phần cho vay tiêu dùng các NHTM trên địa bàn Quảng Bình

Đơn vị: tỷ đồng, % Ngân hàng Tổng DN CVTD Thị phần 2013 2014 2015 2013 2014 2015 Agribank QB 480 633 803 25,90 25,22 22,63 BIDV QB 329 372 598 17,75 14,82 16,85 Vietcombank QB 262 421 557 14,14 16,77 15,70 Vietinbank QB 331 402 611 17,86 16,02 17,22 Sacombank QB 263 462 684 14,19 18,41 19,28 VP bank QB 37 18 28 2,00 0,72 0,79 Các ngân hàng khác 151 202 267 8,15 8,05 7,53 Tổng DN CVTD trên địa bàn 1853 2510 3548 100 100 100

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2. 6: Thị phần cho vay tiêu dùng Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình các năm từ2013đến năm2015

Số liệu tại bảng 2.7cho thấy: Xét về tốc độ tăng trưởng cho thấy, thị phần tín dụng tiêu dùng của Sacombank Chi nhánh Quảng Bình tăng ổn định qua các năm, năm2013 là 14,19%, năm2014tăng trưởng là 18,41% vànăm2015 là 19,28%.

Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế đãảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần. Cho đến nay, thị phần cho vay tiêu dùng của Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình ln có giữ vững thị phần thứ hai so với các Ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên năm 2015 có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng TMCP ngày càng cao với thủ tục hồ sơ nhanh gọn, thái độ phục vụ tận tình, với nhiều sản phẩm hấp dẫn đối với người tiêu dùng đã mở rộng nhanh chóng thị phần tín dụng cho vay tiêu dùng, đây cũng là thách thức đối vớichi nhánh trong chiến lược mở rộng thị phần đối với khách hàng vay tiêu dùng, ảnh hưởng rất lớn đến quy mô hoạt động của đơn vị.

2.2.3.2. Sự đa dạng và cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng

Sản phẩm cho vay tiêu dùng:

Sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng là cơ sở để ngân hàng nghiên cứu các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng và thực hiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Trong các năm 2013 - 2015, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình xây dựng chiến lược phát triển sảnphẩm tiêu dùng gắn với đặc tính cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, do đó phần nào đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Số liệu về cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng thể hiện tại bảng 2.9 như sau: Giữa các sản phẩm cung ứng cho khách hàng có sự chênh lệch khá lớn. Sản phẩm cho vay xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, nâng cấp đối với nhàở dân cư là sản phẩm được khách hàng lựa chọn nhiều nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và tăng trưởng cao qua các năm, cụ thể: Năm 2013 có số dư là 208 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75,09%, năm 2014 có số dư là 384 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80%, năm 2015 đạt 471tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,41%.

Bảng 2.8: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích vay

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm2013 Năm2014 Năm2015

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 263 100 462 100 684 100

1.Cho vay xây dưng mới, sữa chữa cải tạo, nâng cấp đối với nhà ở dân cư

197,49 75,09 369,6 80 508,96 74,41

2.Cho vay mua sắm hàng tiêu

dùng, vật dụng gia đình 17,09 6,5 11,55 2,5 29,21 4,27 3.Cho vay mua phương tiện đi lại 24,69 9,39 30,82 6,67 45,42 6,64 4.Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 19,95 7,58 30,77 6,66 50,75 7,42 5. Cho vay dưới hình thức thấu

chi tài khoản 3,78 1,44 19,27 4,17 49,66 7,26

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm2013-2015,Sacombank CN Quảng Bình)

Sản phẩm cho vay thấu chi là sản phẩm cho vay tiêu dùng mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng trong các năm 2013 -2015 có tốc độ tăng trưởng rất cao. Chỉ trong vòngba năm từ sản phẩm chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu trong năm 2013là 1,44% đến năm 2015đãđạt được 7,27% với tốc độ tăng trưởng vượt bậc: Năm 2013: 3,78 tỷ đồng, năm 2014 19,27 tỷ đồng và năm

2015đạt đến 49,66 tỷ đồng.Sản phẩm thấu chi được chi nhánh triển khai đồng loạt từ Chi nhánh cấp 1 đến các chi nhánh cấp 3, áp dụng cho các đối tượng cán bộ khối cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn.

Sacombank Chi nhánh Quảng Bình đã chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, thu hút nhu cầu sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán, thực hiện bán chéo sản phẩm. Giá trị thấu chi mức tối đa áp dụng đối với thẻ ghi nợ nội địa hạng chuẩn là 30 triệu đồng/ thẻ, đối với thẻ ghi nợ nội địa hạng vàng là 50 triệu đồng/ thẻ về điều này một số NHTM trên địa bàn như BIDV, Vietcombank đã đưa mức thấu chi lên đến 50 triệu áp dụng đối với thẻ hạng vàng và 100 triệu đồng áp dụng đối với thẻ bạch kim.Mặc dù, hạn mức thấu chi chưa cao, đối tượng khách hàng mới chỉ triển khai đến khối cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nhưng đã góp phần tăng trưởng về quy mơ cho vay tiêu dùng của chi nhánh. Trong xu hướng, đây là sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh vì tính tiện ích, đón đầu xu hướng và thương hiệuSacombank.

Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình triển khai, cung cấp nhiều loại hình sản phẩm, tuy nhiên có thể thấy rằng chi nhánh tập trung vào hai nhóm sản phẩm chính: sản phẩm truyền thống cho vay có tài sản bảo đảm ( bao gồm cho vay mua nhà, cho vay xây, sửa chữa nhà ở) có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất và sản phẩm mới là cho vay theo phương thức thấu chinhanh chóng phát triển. Bên cạnh những sản phẩm đã phát huy được ưu thế còn một số sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như: một số sản phẩm có triển khai nhưng kết quả thực hiện cịn thấp, hoặc khơng phát sinh (sản phẩm chứng minh tài chính, sản phẩm cho vay hỗ trợ du học); một sốsản phẩm triển khai từ sớm (cho vay mua sắm phương tiện đi lại, cho vay hàng tiêu dùng vật dụng gia đình) mặc dùcó tăng trưởng nhưng quy mơ chưa cao; một số sản phẩm chưa được Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình triển khai (sản phẩm chi tiêu cho y tế, giáo dục, du lịch). Đây cũng là hạn chếlàmảnh hưởng đến tăng trưởng quy mô cho vay tiêu dùng.

Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng:

Cho vay tiêu dùng là loại vay với hình thức trả nợ từ tiền lương hay nguồn thu nhập có tính ổn định của người lao động, các cá nhân, hộ gia đình nên thời hạn

vay cóảnh hưởng gián tiếp đến việc hồn trả nợ vay. Tùy vào thu nhập hàng tháng của khách hàng cao hay thấp mà họ quyết địnhthời hạn vay dài hay ngắn nhằm đảm bảo sau khi trích thu nhập để trả nợ gốc và lãi theo định kỳ thì vẫn cịn lại một phần đủ để chi tiêu cuộc sống hàng ngày, mức xem xét tính tốn này tại Sacombank chi nhánh Tỉnh Quảng Bình khoảng 40- 50% tổng thu nhập củakhách hàng.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm2013 Năm2014 Năm2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2014/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (+,-) % (+,-) % Ngắn hạn 57,23 21,76 203,83 44,12 316,69 46,3 146,61 256,17 112,86 55,37 Trung hạn 205,77 78,24 258,17 55,88 367,31 53,7 52,39 25,46 109,14 42,28 Dài hạn - - - - - - - - - - Tổng DNCVTD 263 100 462 100 684 100 199 75,67 222 48,05

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm2013-2015, Sacombank CN Quảng Bình)

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng theo thời hạn các nămtừ2013đến năm2015

Bảng số 2.9 thể hiện: Trong cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay tại Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013- 2015, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 63 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)