Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 38 - 45)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Phát triển cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển cho vay tiêu dùng

Để đánh giá sự phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá, ở đây tác giả xin đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản như sau:

Thứ nhất, các chỉ tiêu định lượng:

-Dư nợ cho vay tiêu dùng:

Dư nợ là số tiền ngân hàng cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định. Dư nợ kỳ thực hiện được xác định trên cơ sở dư nợ kỳ trước, doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Dư nợ cho vay tiêu dùng phản ánh quy mô hoạt động của cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng phát triển về lượng.

Mức tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng: + Mức tăng dư nợ CVTD tuyệt đối = Dư nợ CVTD kỳ sau - Dư nợ CVTD kỳ trước + Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng được xác định: Tỷ lệ tăng trưởng

DN CVTD (%) =

Dư nợ CVTD kỳ sau -Dư nợ CVTD kỳ trước

X 100 Tổng dư nợ CVTD kỳ trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm, từ đó đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện việc tăng trưởng quy mô đối với cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ngày càng tăng trưởng ổn định có hiệu quả, mở rộng được thị phần; ngược lại ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khai thác khách hàng, tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch tín dụng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng: là phần trăm (%) dư nợ CVTD chiếm

trên tổng dư nợ cho vay được xác định như sau: Tỷ trọng

CVTD (%) =

Dư nợ CVTD

x 100 Tổng dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này đánh giá quy mô của cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ, phản ánh quy mô cũng như chính sách cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Nếu như chỉ tiêu này lớn sẽ phản ánh được ngân hàng có thế mạnh trong cho vay tiêu dùng, ngược lại, nếu như chỉ tiêu này nhỏthể hiện rằng ngân hàng này khơng có tiềm lực trong cho vay tiêu dùng, hay có thể nói mảng cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm phát triển.

- Số lượng khách hàng:

Đối với bất kỳ ngân hàng nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả kinh doanh. Khi số lượng khách hàng vay tiêu dùng tăng điều đó thường dẫn đến sự gia tăng doanh số cho vay, dư nợ cho vay từ đó làm tăng thu nhập.

Mức tăng trưởng về số lượng khách hàng + Mức tăng SLKH CVTD tuyệt đối = SLKH CVTD kỳ sau - SLKH CVTD kỳ trước + Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng được xác đinh:

Tỷ lệ tăng trưởng SLKH CVTD % =

SLKH CVTD kỳ sau- SLKH CVTD kỳ trước

x 100 SLKH CVTD kỳ trước

Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng cho biết số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng bao nhiêu phần trăm mỗi năm. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ số lượng khách hàng tiêu dùng càng tăng, tức là ngân hàng mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng tiêu dùng, tuy nhiên đánh giá chỉ tiêu này cần kết hợp với số tuyệt đối để cho kết quả chính xác.

Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân trên một khách hàng:

DNBQ trên một khách hàng

= Dư nợ cho vay tiêu dùng

Tổng Số lượng khách hàngvay tiêu dùng Chỉ tiêu này phản ánh số dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân của một khách hàng. Số dư nợ bình quân càng cao chứng tỏ nhu cầu của khách hàng cũng như khả năng đáp ứng về vốn, quy mô hoạt động kinh doanh của cho vay tiêu dùng tăng lên.

- Thị phần cho vay tiêu dùng:

Thị phần là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trường thì “khách hàng là thượng đế” vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành công cho doanh nghiệp, hay nói cách khác hơn thì chính khách hàng trả lương cho người lao động.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, khi số lượng khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều thể hiện ngân hàng đó hoạt động ngày càng thành cơng, sản phẩmdịch vụ của ngân hàng đáp ứng tốt cho nhu cầu của khách hàng. Thị phần tín dụng cho vay tiêu dùng được xác định:

Thị phần = Dư nợ CVTD của một NH

- Quy mô hệ thống kênh phân phối:

Kênh phân phối là một cấu thành tất yếu phải có trong quá trình phát triển của Ngân hàng nhằm mục đích đưa Ngân hàng tiếp cận với thị trường và cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Hệ thống kênh phân phối càng hiệu quả thì việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ra thị trường càng sâu rộng và càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng do đó việc mở rộng và phát triển kênh phân phối có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Căn cứ vào thời gian hình thành và kỹ thuật cơng nghệ, có thể phân chia hệ thống kênh phân phối của Ngân hàng thành 2 loại: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.

Kênh phân phối truyền thống là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng chủ yếu dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng như chi nhánh trong và ngoài nước, đại lý, các cơng ty con, văn phịng đại diện...

Kênh phân phối hiện đại là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng dựa trên ứng dụng công nghệ khoa học, công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng như hệ thống ATM, Internet Banking, Mobilebanking...

-Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng:

Cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng thể hiện sự tập trung vào một sản phẩm hay đa dạng các sản phẩm. Tuỳ theo mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp.

- Thu nhập từ cho vay tiêu dùng:

Tối đa hóa thu nhập ln là mục tiêu của bất kỳ ngân hàng nào. Lợi nhuận là kết quả tổng hợp về sự phát triển các dịch vụ cả về số lượng và chất lượng, khơng chỉ đa dạng kênh phân phối mà cịn chính sách giá phù hợp nhằm tối đa các khoản thu từ các dịch vụ mang lại.

Chỉ tiêu tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trên tổng thu lãi vayđược xác định:

Tỷ trọng thu lãi CVTD (%) =

Thu lãi CVTD

x 100 Tổng thu lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết hoạt động cho vay tiêu dùng đem lại lợi nhuận bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu vào tổng thu lãi từ hoạt động cho vay, giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Chất lượng cho vay tiêu dùng:

Chất lượng cho vay tiêu dùng được đánh giá qua chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu.  Chỉ tiêu nợ quá hạn

Dùng để đánh giá chất lượng cho vay của tín dụng tiêu dùng. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tài sản có tại một thời điểm, hiệu quả sử dụng vốn, ý thức trả nợ cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ hiệu quả cho vay càng thấp. Tỷ lệ NQH CVTD (%) = Nợ quá hạn CVTD X 100 Tổng dư nợ CVTD

Chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:

Tăng quy mơ tín dụng tiêu dùng phải đi đơi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Các NHTM khơng thể chỉ mở rộng cho vay mà không quan tâm đến tỷ lệ nợ xấu và điều này cũng đồng nghĩa với việc các NHTM chỉ có thể tiếp tục mở rộng cho vay khi việc mở rộng này không làm tăng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

Theo điều 7 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN và thơng tư 02/2014/TT- NHNN có hiệu lực từ 01 tháng 6 năm 2014 thì nợ được phân thành 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Việc phân loại nợ vào các nhóm nợ khác nhau từ thấp đến cao là nhằm đánh giá chất lượng của các khoản vay, nợ được xếp vào nhóm cao hơn chất lượng càng giảm và độ rủi ro càng cao.

Nợ xấulà các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại một thời điểm là tỉ lệ để đánh giá chất lượng cho vay của NHTM.

Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) = Nợ xấu CVTD Tổng dư nợ CVTD X 100Thứ hai, các chỉ tiêu định tính: -Tính đa dạng hố về sản phẩm:

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với nhu cầu thị trường là một chỉ tiêu thể hiện sự tập trung phát triển cho vay tiêu dùng, qua đó phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hoá sản phẩm cần phải được thực hiện trong tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng nếu khơng việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh khơng có hiệu quả do dàn trải nguồn lực quá mức.

- Tính tiện ích của sản phẩm:

Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng Ngân hàng, chiến lược kinh doanh của từng thời kỳ, từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay tiêu dùng đảm bảo và phù hợp, tạo sự tiện ích đối với khách hàng trong q trình sử dụng.

Tiện ích sản phẩm là những giá trị dịch vụ gia tăng mà Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng như sự thuận tiện trong việc sử dụng, cách thức sử dụng đơn giản, sản phẩm có nhiều chức năng. Tiện ích sản phẩm cịn phản ánh trình độ ứng dụng cơng nghệ của mỗi ngân hàng do đó tiện ích sản phẩm là tiêu chí quan trọng để khách hàng đánh giá mức độ hiện đại của sản phẩm và lựa chọn sử dụng sản phẩm.

- Quản trị rủi ro:

Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại nhất là đối với cho vay tiêu dùng không thể tránh khỏi những yếu tố rủi ro như: rủi ro trong hoạt động, rủi ro mất khả năng thanh toán của người vay, rủi ro do khách hàng gian lận, rủi ro kỹ thuật, rủi ro đạo đức… Chính vì vậy, hàng năm Ngân hàng thương mại phải trích quỹ dự phòng rủi ro căn cứ vào khả năng rủi ro và mức độ rủi ro trong hoạt động.

Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế cao và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh trong cho vay tiêu dùng tỷ lệ nghịch đối với mức độ rủi ro. Do đó, quản trị rủi ro trong chovay tiêu dùng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay, là thước đo sự phát triển của Ngân hàng.

- Chất lượng dịch vụ:

Chất lượng dịch vụ có tính quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của cho vay tiêu dùng. Nếu chất lượng không đảm bảo, không nâng cao thì sự đa dạng và phát triển các sản phẩm này sẽ khơng có ý nghĩa khi không được khách hàng chấp nhận.

Theo nghiên cứu của Parasuraman & Ctg (1988) đã cho rađời thang đo chất lượng dịch vụ (Thang đo SERVQUAL) với 21 biến quan sát thuộc 5 nhóm thành phần của chất lượng dịch vụ.

Mơ hình parasuraman servqual

- Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên

- Đáp ứng (resposiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.

- Đảm bảo (assurance): thể hiện qua trình độ chun mơn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng.

- Cảm thông (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng.

- Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.

1.2. Kinh nghiệm về phát triển cho vay tiêu dùngở một số Ngân hàng trong và ngoài nước

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thươngmại ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)