Giải pháp về đa dạng hóa sảnphẩm cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 99 - 101)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh

3.2.3. Giải pháp về đa dạng hóa sảnphẩm cho vay tiêu dùng

Việc cung ứng bộ sản phẩm đa dạng, có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong từng phân khúc khách hàng riêng biệt đem lại nhiều lợi thế để Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng. Do vậy Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình khơng chỉ hoàn thiện các sản phẩm hiện có mà cịn phát triển thêm các sản phẩm mới:

Một là, Chuẩn hố danh mục sản phẩm hiện có, hoàn thiện một số sản phẩm chiếm tỷ trọng cao

Danh mục sản phẩm hiện có của Sacombank gồm rất nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng, tuy nhiên Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình mới chỉ tập trung triển khai một số sản phẩm có tính truyền thống như sản phẩm cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh quy mơ nhỏ về các chi phí đời sống, mua sắm phương tiện đi lại. Chi nhánh cần xem xét các quy định vướng mắc, sửa đổi một số sản phẩm không được các chi nhánh triển khai như hoặc triển khai đạt hiệu quả thấp: Cho vay khám chữa bệnh, du lịch, cho vay hỗ trợ du lịch, cho vay chứng minh tài chính,

Trong từng sản phẩm được áp dụng, Chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng:

- Đối với sản phẩm cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình đã thực hiện theo quy định. Để các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu phân khúc khách hàng, cần thiết kế các sản phẩm cụ thể: cho vay hỗ trợ nhà ở thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

- Triển khai cho vay thấu chi đến các đối tượng cán bộ, cá nhân chưa thực hiện chi trả lương qua tài khoản nhưng được đảm bảo bằng việc thực hiện các mơ hình liên kết trên địa bàn bao gồm cả khu vực thành thị và nông thôn.

Hai là, Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới

- Sử dụng gói sản phẩm cho CBCNV vay trọn gói ba sản phẩm: Cho vay tiêu dùng truyền thống, thấu chi, phát hành thẻ tín dụng nhằm mang lại tiện ích thuận lợi và nhanh chóng cho người vay.

- Sử dụng các hình thức cho vay tiêu dùng theo tiêu chí đánh giá xếp hạng nội bộ. Trong thời gian qua, vấn đề đảm bảo tiền vay đang là một trong những rào cản đối với phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng. Để có thể mở rộng cho vay, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình cần áp dụng linh hoạt hình thửc đảm bảo tiền vay, trên cở xếp hạng tín dụng nội bộ, những khách hàng xếp hạng AAA, AA, A thì ngân hàng có thể cho vay có đảm bảo một phần hoặc cho vay khơng có đảm bảo bằng tài sản; đối với những khách hàng xếp loại BBB, BB và B có thể cho vay khơng có đảm bảo một phần hoặctài sản đảm bảo hình thành trong tương lai và các đối tượng cịn lại thì bắt buộc phải có tài sản đảm bảo. Bên cạnh việc nhận thế chấp tài sản là bất động sản và số dư tiền gửi như hiện nay, Sacombank cần mở rộng nhận các loại tài sản khác như: ô tô, tráiphiếu, ... làm tài sản đảm bảo tiền vay.

- Áp dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng theo hình thức gián tiếp.

Tồn bộ các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh là cho vay trực tiếp , do đó chi nhánh cần nghiên cứu ứng dụng hình thức cho vay gián tiếp. Để thực hiện hình thức này, chi nhánh phải xây dựng được mối quan hệ với các doanh nghiệp bán lẻ. Các công ty bán lẻmà ngân hàng có thể liên kết, ký hợp đồng như là các đại lý bán ô tô trênđịa bàn tỉnh Quảng Bình, các cơng ty bán xe máy, doanh nghiệp bán hàng nộithất, điện gia dụng...

Sau khi xác định được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng, đồng thời có các thơng tin về khả năng chi trả của họ, các công ty bán hàng sẽ hướng dẫn làm thủ tục hồ sơ để vay vốn ngân hàng. Ngân hàng được cung cấp các thông tin cần thiết sẽ tiến hành thẩm định và xét duyệt cho vay. Việc cho vay như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian cho cả ngân hàng và khách hàng, mang lại lợi ích cho cả ba bên: khách hàng mua được hàng hoá trong khi chưa đủ phương tiện thanh tốn, cơng ty bán được hàng, ngân hàng mở rộng được tín dụng. Để hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn các đơn vị có uy tín, bán hàng chuyên nghiệp, khả năng tài chính tốt, xây dựng hợp đồng liên kết chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên trong việc thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng cũng như khi khách hàng không trả được nợ.

- Nâng cao và bổ sung những tính năng mới cho sản phẩm làm tăng giá trị sử dụng; Linh hoạt về mức cho vay, đa dạng hoá các thời hạn cho vay, hình thức trả lãi, lãi suất phải linh hoạt theo đối với nhu cầu về tiêu dùng.

- Nghiên cứu thiết lập bộ phận hỗ trợ khách hàng nhằm đánh giá, tiếp thu, tổng hợp phản hồi của khách hàng, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 99 - 101)