Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng các năm từ 2013 đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 74 - 76)

Bảng 2 .5 Dư nợ cho vay tiêu dùng các năm từ 2013 đến năm 2015

Bảng 2. 11 Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng các năm từ 2013 đến năm 2015

Đơn vị:tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm2013 Năm2014 Năm2015

Dư nợ cho vay tiêu dùng 263 462 684

Dư nợ quá hạn dùng cho vay tiêu 7,97 14,46 8,21

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD/ Dư nợ CVTD(%) 3,03 3,13 1,2

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng các năm2013-2015, Sacombank CN Quảng Bình)

Cùng với tăng trưởng về quy mơ tín dụng tiêu dùng, cơng tác quản lý nợ quá hạn được chi nhánh hết sức quan tâm. Số liệu tại bảng 2.11 cho thấy: Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bìnhđã nổ lực trong cơng tác quản lý nợ ngày càng có hiệu quả, tỷ lệ nợ quá hạn giảm. Năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 3,03%, năm 2014 là 3,13%, và năm 2015 giảm thấp xuống còn 1,2%.

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đến năm 2015 đã ở mức kiểm sốt song cơng tác quản lý nợ cho vay tiêu dùng trong thời gian qua gặp vấn đề: nhiều khoản nợ gốc và nợ lãi bị chuyển nợ quá hạn trong năm 2013, 2014 do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu là việc xác định các kỳ hạn trả nợ thiếu cơ sở, tập trung đối với nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình khu vực nơng thơn. Qua nghiên cứu thực tế

tại Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình cho thấy: Khi áp dụng việc quản lý nợ trên hệ thống công nghệ thông tin, nhiều khoản vay tiêu dùng bị quá hạn lãi, quá hạn gốc với tần suất lặp đi lặp lại trên một khoản vay rất lớn, điều này đã làm ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ, phát sinh các chi phí ngồi dự kiến đối với ngân hàng. Nguyên nhân để xảy ra tình trạng nêu trên đó là việc định kỳ hạn không phù hợp với nguồn thu của khách hàng do vậy để xảy ra tình trạng quá hạn, đặc biệt là quá hạn lãi.

Xét về nợ quá hạn phân theo thời gian quá hạn: Nợ quá hạn dưới 10 ngày năm 2013 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu nợ, tuy nhiên năm 2014, 2015 nhóm nợ này có xu hướng tăng lên (Năm 2013: 14,76%; năm 2014: 19,27%; năm 2015: 21,58%), đây là loại nợ thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn và khơng trích lập dự phịng rủi ro, không ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên điều này rất dễ gây ra tâm lý chủ quan, thiếusự quan tâm kịp thời của cán bộ,nếu không quản lý tốt sẽ làm cho các khoản nợ nhanh chóng chuyển nhóm nợ cao hơn.

Chiếm tỷ trọng cao nhất là NQH có thời gian từ 10 - 90 ngày, nợ quá hạn nhóm chỉ tiêu này ngày càng cao cho thấy việc xác định thu nhập, nguồn trả nợ của khách hàng không phù hợp, hoặc khả năng tài chínhứng phó với khoản nợ thấp. Tỷ trọng của loại này qua các năm đều chiếm trên 30% trong cơ cấu nợ. Năm2013, nợ quá hạn từ 10-90 ngày là 3,06 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 38,41%, năm 2014 là 7,80 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 53,93%, năm 2015 là 3,21 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,08%. Đối với các khoản nợ có thời gian quá hạn dài tại Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình giảm dần cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu nợ theo đó nợ có thời gian quá hạn trên 360 ngày năm 2013 là 1,20 tỷ đồng, năm 2014 là 1,15 tỷ đồng, giảm so với năm 2013 0,05 tỷ đồng, năm 2015 là 0,54 tỷ đồng, giảm so với năm2014 0,61 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tốt, giảm thiểu khả năng nợ mất vốn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 74 - 76)