Giải pháp về phát triển về tăng trưởng và mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 96 - 99)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank – Chi nhánh

3.2.2. Giải pháp về phát triển về tăng trưởng và mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường, NH muốn tồn tại và phát triển, khơng có cách nào khác hơn là phải nâng cao sức cạnh tranh của mình bằng cách thiết lập một chính sách cạnh tranh năng động và hiệu quả. Để tăng trưởng dư nợ, mở rộng thị phần cho vay tiêu dùng đáp ứng yêu cầu cũng như quy mô hoạt động của chi nhánh, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình cần chú trọng quan tâm các vấn đề sau:

Một là, Khai thác, phát huy hiệu quả thị trường tiềm năng tại khu vực nông thôn. Tập trung các nguồn lực cho công tác phát triển cho vay tiêu dùng

theo đúng định hướng củaSacombankđặt ra.

- Khai thác, phát huy hiệu quảthị trường tiềm năng

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay, các NH có cơ cấu sản phẩm, giá cả tương đối giống nhau. Do đó, các NH chỉ có thể cạnh tranh tốt thông qua việc tăng sự thuận lợi, nhanh chóng cho người vay tiền. Để khuyến khích cơng chúng vay tiền nhiều hơn, Chi nhánh cần tiết kiệm và giảm bớt thời gian cho khách hàng thơng qua việc bố trí mạng lưới một cách thích hợp. Đồng thời, nghiên cứu mở thêm các quầy giao dịch tại các khu đơng dân. Chính điều này sẽ cho phép chi nhánh thu hút lượng khách hàng lớn trong thời gian dài, mặc dù chi phí bỏ ra ban đầu tương đối lớn.

Hiện nay, ở khu vực huyện Lệ Thủy, Tuyên Hóa và Minh Hóa, Sacombank chưa có phịng giao dịch nào nên vẫn để ngỏ thị trường ở khu vực này. Việc tiến hành mởthêm phòng giao dịch tại địa bàn trên là rất hợp lý tạo nên sựgần gũi, thân thuộc với cơng chúng…

- Nghiên cứu triển khai có hiệu quả sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với

thị trường đầu tư.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới, Chi nhánh cần nghiên cứu triển khai có hiệu quả sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với thị trường đầu tư. Một trong những khó khăn trong q trình triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình là cơ sở xác định nguồn thu tại khu vực

nông thôn. Muốn phát triển đến khu vực này cần có các sản phẩm phù hợp trong đó phải chú trọng đến đặc tính sản xuất nơng nghiệp có tính mùa vụ, vì đây là nhân tố quyết định đến thời điểm thu nhập của người dân.

Đối với mỗi loại sản phẩm có những ưu thế riêng để phát triển tại một thị trường nhất định, một đối tượng nhất định, do đó đối với địa bàn nơng thơn, các sản phẩm cho vay tiêu dùng phải đơn giản, linh hoạt về thời hạn, hình thức và đối tượng vay phù hợp với đối tượng khách hàng mà ngân hàng đầu tư. Việc xác định định kỳ trả gốc và lãi phải dựa trên cơ sở nguồn thu theo mùa vụ, nghành nghề sản xuất kinh doanh, có cơ chế áp dụng quản lý khách hàng vay vốn theo từng khu vực.

Trong bộ danh mục sản phẩm cho vay hiện nay của chi nhánh, sản phẩm cho vay hạn mức tín dụng quy mơnhỏ đối với hộ gia đình vừa cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh vừa phục vụ nhu cầu đời sống được xem là sản phẩm có tính ưu việt và đáp ứng được một số yêu cầu nêu trên, phù hợp với người vay ở địa bàn nơng thơn. Vì vậy, cần tun truyền sâu rộng hình thức cho vay đến người dân để mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng tại chi nhánh. Từ đó sẽ có điều kiện giới thiệu, cung cấp nhiều sản phẩm tới khách hàng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói chung và hiệu quảcho vay tiêu dùng nói riêng.

- Xây dựng mối quan hệ chính quyền địa phương, khách hàng, ngân hàng.

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, mối quan hệ hợp tác là yếu tố khơng thể thiếu, đặc biệt là hoạt động tín dụng tại địa bàn nông thôn. Thực tiển cho thấy, ở đâu có sự quan tâm của chính quyền địa phương ở đó Ngân hàng phát triển. Do vậySacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình khơng ngừng cũng cố và siết chặt mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với ngân hàng, tranh thủ sự đồng thuận và ủng hộ để thúc đẩy và thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Sacombanktrên địa bàn.

Giao nhiệm vụ tạo lập mối quan hệ với cấp uỷ, chính quyền địa phương cho cán bộ tín dụng. Thường xuyên trao đổi, tiếp cận các bộ phận có liên quan đến hoạt động ngân hàng, cùng với chính quyền địa phương các cấp tổng kết thực tiễn, rút ra những mặt chưa làm được từ đó có biện pháp chấn chỉnh, bổ sung kịp thời.

Đối với khách hàng, cán bộ tín dụng phải là người gần gũi, chủ động tiếp cận khách hàng, hướng dẫn khách hàng nhiệt tình, tháiđộ phong cách nhẹ nhàng, tránh thái độ phiền nhiễu khách hàng trong khi cho vay. Đồng hành cùng khách hàng, tư vấn về kế hoạch sản xuất, trường hợp khách hàng vay vốn gặp khó khăn cùng bàn biện pháp tháo gỡ, gần gủi, nắm bắt tâm tư tình cảm của dân, am hiểu cuộc sống để từ đó quản lý hiệu quả hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

Hai là, chú trọng phát triển theo chiều sâu và nâng cao chất lượng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng hiện có.

Với những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian qua, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình thực hiện các giảipháp phát triển theo chiều sâu theo hướng tăng tiện ích, nâng cao chất lượng đối với từng hoạt động từ cho vay, sản phẩm, chiến lược marketing, và dịch vụ đi kèm để giữ vững và phát triển trên cơ sở nền tảng đãđạt được.

Ba là, liên kết với các đơn vị để cho vay.

Để hoạt động cho vay tiêu dùng thực sự phát triển mạnh, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình nên liên kết đối với hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cty TNHH, hệ thống giáo dục, y tế...để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng thơng qua các hình thức cho vay khơng đảm bảo bằng tài sản, cho vay thấu chi.

Để thực hiện điều này, Sacombank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình phải mở rộng mối và thiết lập quan hệ đến các trường học, bệnh viện, khối cán bộ công nhân viên trên địa bàn, khối doanh nghiệp, đa dạng hoá đối tượng khách hàng. Xác nhận thu nhập và cam kết trả nợ của khách hàng, người quản lý đối với nghĩa vụ vay nợ tại Ngân hàng.

Bốn là, Mở rộng cho vay theo các mục đích thanh toán hàng hoá dịch vụ, như vay mua sắm trang thiết bị nội thất gia đình, thanh tốn tiền đi du học,

thanh toán tiền khám chữa bệnh, đi du lịch để thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần tăng sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH min (Trang 96 - 99)