Thí nghiệm hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 28 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Thí nghiệm hóa học

1.4.1. Khái niệm thí nghiệm hóa học

Theo Từ điển tiếng Việt, TN có 2 nghĩa: nghĩa thứ nhất là “gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh; nghĩa thứ hai là “làm thử để rút kinh nghiệm”. Theo Đại từ điển tiếng Việt NXB Văn hóa thơng tin 1999, TN là “làm thử theo những điều kiện, nguyên tắc đã được xác định để nghiên cứu, chứng minh”. Trong đề tài nghiên cứu này, khái niệm TN được giới hạn trong một phạm vi hẹp hơn là “thực hiện các phản ứng, q trình hóa học phục vụ cho việc dạy học hóa học”.

1.4.2. Vai trị, tác dụng của thí nghiệm trong dạy học hóa học

1.4.2.1. Thí nghiệm là phương tiện trực quan

TN là phương tiện trực quan chính yếu, được dùng phổ biến và giữ vai trị quyết định trong q trình dạy học hóa học. Nó giúp HS chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm TN HS sẽ làm quen được với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hóa của chúng. Mỗi chất hóa học thường có một màu sắc khác nhau như màu vàng lục, lục nhạt, xanh lục, xanh lá,…, nếu HS khơng quan sát trực tiếp thì khơng thể nào hình dung được các màu sắc đó như thế nào. Nếu khơng hình dung được HS trở nên mơ hồ và không thể nào nhớ nổi. Khi quan sát được tính chất vật lí, HS bắt đầu có khái niệm về chất đang học, cuối cùng thông qua TN HS sẽ khắc sâu được TCHH của chất. Từ đó, HS sẽ học mơn hóa có hiệu quả hơn.

1.4.2.2. Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn

Nhiều TN rất gần gũi với đời sống, với các quy trình cơng nghệ. Chính vì vậy, TN giúp HS vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống. Học là để phục vụ cuộc sống, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, do đó q trình dạy học phải gắn liền với thực tế cuộc sống, ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Khi quan sát TN (tự mình hoặc GV làm) HS ghi nhớ các TN, nếu HS gặp lại hiện tượng trong tự nhiên, HS sẽ hình dung lại kiến thức và giải thích được hiện tượng một cách dễ dàng. Từ đó HS phát huy được tính tích cực, sáng tạo và ứng dụng kiến thức nhạy bén trong những trường hợp khác nhau. Như vậy, việc dạy học hóa học đã thực hiện đúng mục tiêu chung của giáo dục, đó là đào tạo những con người tồn diện về mọi mặt, hình thành những kĩ năng cần thiết, khả năng thích ứng trong mọi tình huống.

1.4.2.3. Rèn luyện kĩ năng thực hành

Trong tất cả các TN khoa học, đặc biệt là TN về hóa học, nếu khơng cẩn thận sẽ gây ra nguy hiểm có khi dẫn đến tử vong. Khi thực hành TN, HS phải làm đúng các thao tác cần thiết, sử dụng lượng hóa chất thích hợp nên HS vừa tăng cường khéo léo và kĩ năng thao tác, vừa phát triển nhiều kĩ năng. Từ đó HS sẽ hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, ngăn nắp, kiên nhẫn, trung thực, chính xác, khoa học, kĩ thuật,…

1.4.2.4. Phát triển tư duy, nâng cao lòng tin vào khoa học

TN giúp HS phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Đứng trước TN, HS sẽ tăng cường sức chú ý đối với các hiện tượng nghiên cứu, tiến hành các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa ... để rút ra kết luận đúng đắn. Khi làm TN hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hóa học xảy ra, HS sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình. Nếu như chưa quan sát được hiện tượng, HS sẽ hoài nghi về những hiện tượng tự mình nghĩ thầm trong đầu và đặt câu hỏi: “Khơng biết mình nghĩ như vậy chính xác chưa?”. HS sẽ khơng tin tưởng chính mình, đó là một trở ngại tâm lý lớn trong học tập.

1.4.2.5. Gây hứng thú cho HS

GV sử dụng TN vào tiết học sẽ gây hứng thú cho HS trong quá trình học tập. HS khơng thể u thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan. Nếu HS quan sát được những TN hấp dẫn, HS sẽ muốn khám phá những TN và TCHH của các chất. Để giải thích được các câu hỏi: làm thế nào để tự mình thực hiện được các TN hấp dẫn? Tại sao các chất phản ứng với nhau lại tạo ra được hiện tượng như vậy? Mình có thể sử dụng chất khác mà vẫn tạo ra được hiện tượng như trên khơng? Từ đó HS sẽ tự mình đi tìm hiểu vấn đề chứ khơng phải đợi thầy cô nhắc nhở.

Như vậy, cùng với lý thuyết, TN hóa học có vai trị hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học cũng như trong dạy học hóa học, “ai học hóa học mà chưa từng làm TN hoặc quan sát TN thì có thể xem như chưa học hóa”. TN giúp HS có nhiều trãi nghiệm với môn học, giúp khắc sâu kiến thức, đồng thời giúp tiết HS động, lôi cuốn và thú vị hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)