Hydroclorua axit clohydric và muối clorua (tiết1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 77 - 84)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Một số kế hoạch giảng dạy có tổ chức hoạt động cụ thể để phát triển năng

2.5.1. Hydroclorua axit clohydric và muối clorua (tiết1)

- Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lí và hiểu tính chất hóa học của axit clohydric..

- Biết phương pháp điều chế axit clohydric trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.

- Ứng dụng của axit clohydric.

- Nhận biết muối clorua.

II/- Tổ chức dạy học chuyên đề 1. Mục tiêu:

1. 1. Kiến thức:

- HS nêu được:

+ TCVL và TCHH của khí hiđro clorua và của axit clohiđric. + Tính chất của muối clorua và cách nhận biết ion clorua.

+ Cách gọi tên HCl khi nào gọi là hidroclorua khi nào gọi là axit clohiric. - HS giải thích được:

+ Tính tan của HCl.

+ Trong phân tử HCl, clo có số oxi hóa -1 là số oxi hóa thấp nhất, vì vậy HCl thể hiện tính khử.

+ Ngun tắc điều chế hiđro clorua trong phòng TN và trong công nghiệp. - HS vận dụng:

+ Viết PTHH hóa học minh họa cho tính axit và tính khử của axit clohiđric. + Nhận biết hợp chất chứa ion clorua.

2. Kĩ năng

- Làm các bài tập về khí hiđro clorua và axit clohiđric. - Làm một số TN về khí hiđro clorua và axit clohiđric. - Quan sát, phân tích các TN, từ đó biết rút ra kết luận.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập.

- Thơng qua các TN giúp HS có lịng say mê, u thích hơn với mơn học. - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người.

- Thông qua nội dung bài học, giáo dục HS về môi trường, sự ô nhiễm môi trường. Từ đó giáo dục cho HS có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Phát triển NL

- NL quan sát, nhận xét - NL TN hóa học - NL hợp tác nhóm - NL tư duy hóa học

- NL phát hiện và giải quyết vấn đề - NL sử dụng ngơn ngữ hóa học

I. Chuẩn bị 1. GV

- Hố chất: 1 bình khí HCl, bình đựng axit HCl đặc, dd AgNO3, dd NaCl, dd HCl, dd NaOH, dd phenolphtalein (4 bộ cho 4 nhóm HS).

- Dụng cụ: ống nghiệm, chậu (cốc) thuỷ tinh đựng nước cất, nút cao su có ống dẫn khí xun qua, kẹp gỗ (4 bộ cho 4 nhóm HS)

- Tranh vẽ về điều chế axit clohiđric trong phịng TN (hình 5.5 SGK). - Phiếu học tập.

- Giấy A3, viết bút lơng, dụng cụ treo tranh. - Chia nhóm và sắp xếp chổ ngồi hợp lý

2. HS

- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Các kỹ năng thực hành TN.

- Phân cơng các chức vụ của nhóm: nhóm trưởng, thư ký, người báo cáo,…

II. Phương pháp dạy học

- Kĩ thuật bể cá

- Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề. - Phương pháp thực nghiệm.

*Hoạt động thăm dò kiến thức cũ: (5 phút) a. Mục tiêu của hoạt động:

- Nhằm tìm hiểu học sinh đã hiểu và biết gì về tính chất của axit đặc biệt là axit clohydric.

- Nhằm ôn lại kiến thức cũ và liên hệ dẫn dắt vào kiến thức mới dễ dàng hơn.

Câu 1. Nêu tính chất hóa học của axit HCl, viết PTHH minh họa – nếu có (mỗi tính

chất 1 PTHH).

Câu 2. Thuốc thử dùng để phân biệt ion Cl-, ứng dụng phân biệt 2 bình dung dịch mất nhãn NaCl và NaNO3.

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động

- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS bao gồm liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi hóa khử, tính chất hóa học của axit.

- Nội dung hoạt động: Tính chất của axit clohydric.

b. Phương thức tổ chức hoạt động

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm hồn thành phiếu học tập số 1.

- Tổ chức cho HS hoạt động chung tồn lớp, mời từng nhóm báo cáo, các nhóm cịn lại nhận xét, góp ý, bổ sung.

- Gv quan sát hoạt động của HS, kịp thời phát hiện những khó khăn để kịp thời hỗ trợ.

Phiếu học tập số 1

Quan sát hình ảnh trên và cho biết:

Người dân đang thu hoạch “chất rất cần thiết trong cuộc sống”. Vậy chất đó là gì? Và có cơng thức, tên gọi và được tạo thành từ axit tương ứng nào?

HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lý của khí hydro clorua a) Mục tiêu hoạt động:

- Học sinh tính chất vật lí của khí hydro clorua.

- Kĩ năng: Hợp tác, tự học, sử dụng ngôn ngữ, thực nghiệm.

b) Phương thức hoạt động: Học sinh chuẩn bị trước bài ở nhà, GV cho HS xem

mẫu vật (tại mỗi nhóm) và u cầu Hs hồn thành phiếu học tập số 2 ở phần (thời gian HS báo cáo 01 phút). Hãy quan sát bình đựng khí HCl trên bàn và các kiến thức đã tìm hiểu, em hãy ghi vào giấy A3 (tóm tắt ngắn gọn bằng những gạch đầu hàng)

+ Trong quá trình hoạt động, Gv quan sát hoạt động cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của Hs để hỗ trợ hiệu quả.

- Hoạt động cá nhân:

Qua việc hoàn thành phiếu học tập, học sinh chia sẻ với nhau trong nhóm về q trình làm việc cá nhân của mình để đi đến thống nhất chung cho từng vấn đề.

- Hoạt động cả lớp:

Giáo viên yêu cầu một số HS báo cáo kết quả nghiên cứu trong hoạt động học tập của mình, các Hs khác nhận xét, bổ sung kết luận.

- Giáo viên kết luận tính chất vật lí của axit clohydric.

c) Sản phẩm của hoạt động, đánh giá kết quả hoạt động

I-Hidroclorua:

1-Cấu tạo phân tử: H-Cl

-Là hợp chất cộng hố trị, phân cực

2-Tính chất:

Phiếu học tập số 2

Nhiệm vụi 1: Viết CT electron và CTCT HCl và cho biết loại liên kết?

Nhiệm vụ 2: Quan sát bình đựng khí hydro clorua và trả lời các câu sau: Trạng thái?

Màu sắc? Mùi ? nặng hay nhẹ hơn khơng khí M = 29)

Nhiệm vụ 3: Các em sử dụng bình khí HCl và được lắp nút cao su có ống dẫn khí, dốc

ngược bình khí vào “chậu nước hồng” nhé (chậu chứa dung dịch xút loãng và phenolphtalein). Bây giờ hãy quan sát nào!.

-Hidroclorua là khí khơng màu, mùi sốc, nặng hơn khơng khí, d = 1,26

-Khí hidroclorua tan nhiều trong nước  axit HCl tương ưng gọi là axit

clohydric.

(- Hiđrô clorua tạo thành axít clohiđric có tính ăn mịn cao khi tiếp xúc với cơ thể. Việc hít thở phải hơi khói gây ra ho, nghẹt thở, viêm mũi, họng và phần phía trên của hệ hô hấp. Trong những trường hợp nghiêm trọng là phù phổi, tê liệt hệ tuần hoàn và tử vong. Tiếp xúc với da có thể gây mẩn đỏ, các thương tổn hay bỏng nghiêm trọng. Nó cũng có thể gây ra mù mắt trong những trường hợp nghiêm trọng). GV bổ sung

HOẠT ĐỘNG 2 (30’): Tìm hiểu tính chất của axit clohydric a) Mục tiêu hoạt động

- Học sinh dựa vào việc quan sát mẫu, kiến thức thực tế và sách giáo khoa, nêu tính chất vật lý của axit clohydric

- Học sinh dựa vào CTCT và số oxi hóa clo trong HCl dự đốn tính chất hóa học của axit clohydric, kiểm chứng bằng thí nghiệm.

- Rèn luyện kĩ năng: thực hành hóa học, hợp tác, quan sát phát hiện giải thích vấn đề.

b) Phương thức tổ chức hoạt động.

- Tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3, hồn thành pt chứng minh tính axit của HCl.

Cho HS dự đốn vào phiếu học tập trước, sau đó thuyết trình lại.

Phiếu học tập số 3 Tính chất:H2SO4 lỗng tác dụng với Dự đốn sản phẩm Hồn thành PTHH

Hiện tượng sau khi làm thí nghiệm

Quỳ tím ? ?

Bazơ ? HCl + NaOH ? ? Oxit bazơ ? HCl + CuO ? ?

Kim loại (đứng trước H)

? HCl + Zn ? ? Kim loại khác Cu ? ? Muối (muối của axit yếu) HCl + CaCO3 ? ?

Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, hoàn thành phiếu học tập số 4 và thuyết trình

Phiếu học tập số 4

Xác định số oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa của các nguyên tố tham gia trong các phản ứng hóa học sau:

1) 2KMnO4 + 8HCl  2KCl +2MnCl2 + Cl2 + 4H2O 2) Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

Từ đó suy ra tín chất hóa học của axit HCl

c. Sản phẩm hoạt động II. Axit clohydric

1. Tính chất vật lý

Chất lỏng, khơng màu, mùi xốc. Đặc nhất ở 37% (điều kiện 20oC), D = 1,19 g/cm3. Tan nhiều trong nước.

2. Tính chất hóa học

Mang đầy đủ tính chất của một axit mạnh. Làm quỳ hóa đỏ

Tác dụng bazơ, oxit bazơ  muối + nước Tác dụng lim loại (trước H)  muối + H2

Tác dụng muối (của axit yếu hơn)  muối mới + axit mới.

Trong pân tử HCl, H+ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng kim loại, Cl- thể hiện tính khử khi tác dụng với những cất có tính oxi hóa như: KMnO4, K2Cr2O7, MnO2,…

Củng cố tiết 1: (5 phút)

Câu 1. Axit HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với

A. MnO2 B. NaOH C. Al D. CaCO3

Câu 2. Dung dịch axit HCl tác dụng hoàn toàn với dãy chất nào sau đây?

A. CuO, Fe, Ag B. NaOH, Cu, Al C. CuO, Al, Fe D. Cu, Al2O3, Mg

Câu 3. Cho 0,685 gam hỗn hợp Mg (24), Zn (65) vào dung dịch HCl dư thấy thốt ra

4,48 lít hridro đo đkc .Cơ can dung dịch sau phản ứng thu đươc bao nhiêu gam muối khan?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)