Cấu trúc và biểu hiện của NLQS, NX khi sử dụng TN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 46)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức các hoạt động để phát triển NLQS, NX cho

2.2.4. Cấu trúc và biểu hiện của NLQS, NX khi sử dụng TN

2.2.4.1. Cấu trúc và biểu hiện của NL quan sát

Dựa vào định nghĩa, quy trình quan sát và tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, chúng tôi đã đưa ra một số biểu hiện của NLQS theo cấu trúc gồm 3 NL thành phần là NL định hướng quan sát, NL thu thập thông tin và NL tóm tắt kết quả quan sát. Ở NL thu thập thông tin, chúng tôi đưa ra một số biểu hiện, các biểu hiện này thể hiện ít nhiều phụ thuộc vào đặc điểm của phim và nhiệm vụ mà GV đưa ra.

Bảng 2.2. Cấu trúc và biểu hiện năng lực quan sát

NL quan sát khi sử dụng thí nghệm

NL thành phần Biểu hiện của NL thành phần

NL định hướng quan sát Xác định mục đích quan sát. Xác định đối tượng chính. NL thu thập thơng tin

Chỉ ra được những dấu hiệu bên ngồi (hình dạng,

kích thước, màu sắc,...) của đối tượng.

Nhận ra những đặc điểm bản chất của đối tượng. Thấy được những điểm khác biệt ở đối tượng (không

đúng so với chuẩn hoặc các đối tượng cùng loại). NL tổng hợp kết

quả quan sát

Nắm được tiến trình (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và

nội dung.

Tri giác được những điểm quan trọng về đối tượng

Các biểu hiện được hiểu cụ thể như sau  Xác định mục đích quan sát

Mục đích quan sát tức là trả lời câu hỏi: ”Quan sát để làm gì?”. Quan sát hiệu quả chỉ khi có mục đích rõ ràng, nếu khơng thì việc quan sát sẽ trở nên vơ nghĩa. Trước khi GV cho HS quan sát GV sẽ cung cấp cho các em một nhiệm vụ, từ đó HS xác định được mục đích quan sát. Ví dụ như khi cho HS làm TN khi cho kim loại tác dụng với dung dịch axit thì mục đích quan sát tìm hiểu về tính chất của axit, hay tính chất của kim loại, hoặc làm rõ quy luật biến đổi tính kim loại theo nhóm và chu kì,...

Xác định đối tượng chính

Từ việc làm rõ mục đích quan sát, dẫn đến xác định đúng những đối tượng cần quan sát, tức là “Quan sát cái gì?”. Thơng qua phân tích nhiệm vụ, mục đích quan sát cùng với sự dẫn dắt của GV, HS sẽ dần định hướng những đối tượng chính. Đây là điều rất quan trọng bởi vì trong quá trình thực hiện TN hoặc xem clip TN sẽ thường xuất hiện nhiều đối tượng làm HS hoang mang, nhưng nếu đã có định hướng thật rõ ràng thì HS sẽ biết đặt sự chú ý của mình đúng chỗ và quá trình quan sát mới đạt kết quả.

Thấy được những dấu hiệu bên ngoài của đối tượng

Dấu hiệu bên ngồi là những gì HS có thể nhìn thấy dễ dàng khi quan sát đối tượng như màu sắc, hình dáng, trạng thái,…Trong hóa học, dấu hiệu bên ngoài thường là những TCVL của chất, hiện tượng phản ứng,…

Thấy được những đặc điểm bản chất của đối tượng

Đặc điểm bản chất là đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng chỉ có ở sự vật, hiện tượng này mà khơng có ở sự vật, hiện tượng khác. Mỗi đối tượng có nhiều đặc điểm nhưng quan trọng là HS phải tìm ra được đặc điểm bản chất, đặc thù thì mới dẫn đến những nhận xét chính xác. Trong hóa học, đặc điểm bản chất có thể thấy như đặc điểm về cấu hình electron, về cấu tạo phân tử, về khả năng tham gia phản ứng của chất,…

Thấy được khác biệt của đối tượng so với đối tượng khác hoặc với chuẩn

Để thấy được điểm khác biệt này địi hỏi người quan sát phải nhìn tổng quát được những đặc điểm ở đối tượng, từ đó mới thấy được sự khác biệt giữa đối tượng so với đối tượng cịn lại, ví dụ khác biệt trong hiện tượng phản ứng, khác biệt trong cấu tạo,

khác biệt trong cách hình thành liên kết,…

Nắm bắt được tiến trình và hiểu nội dung chính

Khi HS xem TN có nội dung rõ ràng thì HS phải nắm được tiến trình (mở đầu, diển biến, kết thúc ra sao?) và hiểu được nội dung chính muốn truyền tải. Trong hóa học, một số TN sẽ tái hiện lại một qui trình sản xuất, ứng dụng, khai thác, … Vì thế, việc nắm bắt được tiến trình và nội dung chính là rất cần thiết, giúp HS hệ thống lại những gì đã quan sát được, đó cũng là biểu hiện quan trọng của NL quan sát.

Tri giác được những điểm quan trọng về đối tượng và nội dung

Kết thúc quá trình quan sát, người quan sát cần phải có sự tóm tắt, tổng kết về đặc điểm, thông tin quan trọng của đối tượng, nội dung dựa trên yêu cầu đặt ra ban đầu và dựa trên những gì đã quan sát.

2.2.4.2. Cấu trúc và biểu hiện của NL nhận xét

Dựa vào định nghĩa nhận xét, tham khảo các tài liệu và hỏi ý kiến các chuyên gia, chúng tôi đưa ra cấu trúc của NLNX như sau, tùy từng trường hợp cụ thể mà số biểu hiện có thể ít nhiều.

Bảng 2.3. Cấu trúc và biểu hiện của NL nhận xét

NL nhận xét

NL thành

phần Biểu hiện của NL thành phần

NL đưa ra nhận xét

Đưa ra nhận xét về đối tượng chính .

Đưa ra nhận xét về các nội dung khoa học . Đưa ra nhận xét về ý nghĩa, tác dụng . Đưa ra nhận xét về diễn biến.

Đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế. NL kết luận

vấn đề

Đưa ra đánh giá chung về đối tượng quan sát (nội dung,

hình thức, phẩm chất, giá trị, ý nghĩa, tác dụng,...) hoặc kết luận về mối quan hệ nhân quả.

Các biểu hiện trên có thể được hiểu cụ thể như sau:  Đưa ra nhận xét về đối tượng chính

Đối tượng chính trong hóa học thơng thường sẽ được xác định trước khi bắt đầu quan sát. Ví dụ, trong TN “Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc?” thì đối tượng là trạng thái, màu sắc, TCHH của chất, là các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng hóa học,…HS sẽ nêu những nhận xét về đối tượng đó.

Đưa ra nhận xét về diễn biến

HS đưa ra nhận xét về những diễn biến chính đối với những sự việc có trình tự, nội dung rõ ràng hoặc nhận xét về những hiện tượng xảy ra. Ví dụ, khi xem TN “So sánh TCHH của bốn nguyên tố halogen” thì HS phải nhận xét được hiện tượng xảy ra đối với từng nguyên tố như thế nào? Trình tự xuất hiện các chất ra sao?...

Đưa ra nhận xét về nội dung khoa học

HS phải rút ra được nội dung khoa học mà sự việc muốn truyền đạt là gì, từ đó nêu ra nhận xét của bản thân về nội dung đó. Ví dụ như clip thí nghiệm TCHH của oxi, khi xem xong TN HS phải nêu được nhận xét TCHH của oxi thể hiện như thế nào?...

Đưa ra nhận xét về ý nghĩa, tác dụng

HS phải rút ra được phim nói về điều gì, điều đó có ý nghĩa, tác dụng như thế nào đối các em về mặt tình cảm, thái độ, kiến thức,… Ví dụ, HS sẽ nhận xét về ý nghĩa và tác dụng của TN “TCHH của axit clohydric”, qua TN này thì các em đã có sự thay đổi về tình cảm, thái độ tư tưởng ra sao?,…

Đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế

Đây là một biểu hiện rất quan trọng, vì mỗi vấn đề luôn tồn tại hai mặt, chỉ là trong từng trường hợp cụ thể thì mặt nào thể hiện nhiều hơn mà thôi. Nhận xét ưu điểm, hạn chế có thể sử dụng khi đánh giá tổng thể hoặc đánh giá về từng đối tượng cụ thể. Ví dụ sau khi xem phim “Sản xuất axit sunfuric” GV sẽ yêu cầu HS nhận xét những ưu điểm và hạn chế của cách sản xuất này,…

Đưa ra đánh giá chung về đối tượng quan sát hoặc kết luận về mối quan hệ nhân quả.

Sau khi xem phim TN hoặc trực tiếp làm TN và tiến hành các thao tác quan sát, nhận xét, HS sẽ đưa ra đánh giá chung về đối tượng (nội dung, hình thức, phẩm chất, giá trị, ý nghĩa, tác dụng,...) hoặc mối quan hệ nhân quả, từ A suy ra được B, rút ra

được quy luật gì từ những nhận xét đã nêu. Ví dụ, sau khi làm xong TN “Kim loại tác dụng với axit”, HS thấy được ý nghĩa và sự ảnh hưởng của hóa chất hay mơi trường đối với cuộc sống con người, từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ mơi trường,.....

2.2.5. Những nguyên tắc chung khi sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực quan sát, nhận xét

 Nguyên tắc 1: Lựa chọn TN và đưa ra nhiệm vụ phù hợp với HS

- Khi thiết kế giáo án thì GV sẽ dựa vào nội dung kiến thức, mục tiêu bài học mà chọn lựa những TN phù hợp.

- Sau khi đã chọn được TN, việc tiếp theo GV cần làm là xác định trình độ của

HS để chỉnh sửa làm tăng hoặc giảm độ khó của nhiệm vụ và đưa ra bộ câu hỏi định hướng hoặc các công cụ trợ giúp cần thiết.

- SL TN trong từng bài cũng nên vừa phải, nếu q nhiều dễ gây lỗng bài vì HS

chỉ chăm chú vào TN mà ít chú ý đến nội dung bài học. Tuy nhiên, trong những trường hợp có nhiều TN hay, đáp ứng được u cầu thì GV vẫn có thể sử dụng nhưng quan trọng là cách khai thác phải hiệu quả, hợp lý và tránh để HS thấy nhàm chán.

 Nguyên tắc 2: Sử dụng đúng thời điểm trong tiết dạy

- Mỗi TN có thể đưa vào tại nhiều thời điểm trong tiết dạy, tuy nhiên GV sẽ cân

nhắc xem đưa lúc nào là hợp lý và phát huy được tối đa tác dụng của TN. - Có một số thời điểm sử dụng TN như:

+ Đầu giờ học: Thường sử dụng để vào bài gây hứng thú, tị mị, kích thích HS. Thường là những TN này có hiện tượng, màu sắc đẹp mắt, gây kích thích, giúp HS quen với việc quan sát, nhận xét đơn giản.

+ Đầu hoặc giữa giờ học: GV có thể sử dụng để giảng dạy kiến thức mới bằng cách đặt ra nhiệm vụ liên quan đến các TN trong bài. Sau đó, GV định hướng, dẫn dắt để HS quan sát TN. Từ đó HS sẽ đưa ra những nhận xét, kết luật từ đó lĩnh hội được bài học và giải quyết nhiệm vụ mà GV đưa ra.

+ Cuối giờ: Những thí nghiệm này sẽ có tác dụng củng cố hay mở rộng, được chiếu sau khi HS đã học xong nội dung trọng tâm nhằm tổng kết kiến thức hoặc mở rộng về ứng dụng của chất hay các quy trình sản xuất hóa học,…

 Ngun tắc 3: Sử dụng kết hợp với các PPDH tích cực

- Trước đây, việc sử dụng TN đã được GV ít nhiều sử dụng nhưng cịn theo hình thức truyền đạt một chiều, chủ yếu để minh họa, gây hứng thú chứ chưa khai thác được tính tích cực, chủ động của HS. Hiện nay, với xu hướng dạy học phát triển NL thì việc sử dụng TN phải theo quan điểm của dạy học hiện đại, tức là GV áp dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại để HS phát huy tối đa những NL của mình, đặc biệt là NLQS, NX.

- Một số PPDH hiện đại có thể dùng như: dạy học theo nhóm, dạy học tình

huống, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo góc, dạy học dự án … và một số kĩ thuật dạy học hiện đại như: mảnh ghép, cơng não...

- SL thành viên của mỗi nhóm tùy thuộc vào sĩ số HS và điều kiện lớp.

 Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho HS suy nghĩ và giải quyết các nhiệm vụ

Nhiệm vụ là yêu cầu GV đặt ra cho HS ở mỗi hoạt động, nghĩa là sau khi xem hoặc thực hiện xong một hoặc vài TN, HS phải hồn thành nhiệm vụ đó bằng một sản phẩm. Nhiệm vụ có thể là giải quyết một tình huống, thực hiện một bài thuyết trình hay viết bài thu hoạch. Để đưa ra những sản phẩm tốt, HS cần có thời gian thích hợp để suy nghĩ, thảo luận. Tùy vào trình độ của mỗi lớp mà GV sẽ điều chỉnh độ khó của nhiệm vụ cho phù hợp.

 Nguyên tắc 5: GV đóng vai trị định hướng, tổ chức, hướng dẫn  Trước khi bắt đầu quan sát

GV giao nhiệm vụ và cung cấp gợi ý, từ đó HS dễ dàng xác định mục đích và đối tượng chính cần quan sát. GV có thể dùng một số kĩ thuật dạy học như công não, đàm thoại gợi mở để HS phân tích nhiệm vụ được kĩ càng hơn, xác định những yếu tố quan trọng cần quan sát, nhằm giúp các em có những định hướng rõ ràng nhất trước khi xem hoặc làm TN.

Trong quá trình HS quan sát hoặc thực hiện TN

- HS quan sát và thu thập thông tin dựa vào các câu hỏi định hướng mà GV cung cấp. Khi quan sát, HS chú ý tập trung vào mục đích, đối tượng quan sát đã xác định.

- Trong lúc HS quan sát, GV sẽ đánh giá các biểu hiện, thái độ của các em và kịp

 Trong quá trình giải quyết nhiệm vụ

Trong trường hợp HS khơng thể hồn thành được nhiệm vụ quan sát, GV cung cấp gợi ý dưới dạng những câu hỏi dẫn dắt để HS dần dần định hình được hướng giải quyết vấn đề.

Trong q trình các nhóm báo cáo kết quả/ sản phẩm quan sát

Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ, GV tổ chức cho HS trình bài báo cáo, để thực hiện tốt hoạt động này GV cần:

- Thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm để HS tự đánh giá lẫn nhau. - Giải quyết các vấn đề mà các nhóm tranh luận, khơng thống nhất. - Đặt một số câu hỏi cho nhóm báo cáo.

- Đưa ra kết quả đánh giá, nhận xét các nhóm.

2.2.6. Qui trình sử dụng các thí nghiệm để phát triển năng lực quan sát, nhận xét

Đối với sử dụng TN có thể áp dụng nhiều quy trình sử dụng, ở đây chúng tơi đề xuất qui trình sử dụng cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Chọn TN hoặc clip TN thích hợp với nội dung bài giảng.

- Thiết kế các hoạt động sao cho có sử dụng các TN đã chuẩn bị và có thể phát triển NL QS, NX.

- Thiết kế các nhiệm vụ.

- Thiết kế các phiếu học tập, câu hỏi định hướng.

- Xác định phương pháp dạy học tích cực để phát triển NL QS, NX. - Xác định biện pháp phát triển NL thành phần.

- Lựa chọn các công cụ đánh giá NLQS, NX phù hợp.

Bước 2: Tiến hành các hoạt động dạy học để phát triển các NL thành phần của NLQS, NX

Phát triển NL định hướng quan sát - GV giao nhiệm vụ và kèm theo gợi ý.

- HS nghiên cứu nhiệm vụ và xác định được mục đích, đối tượng quan sát.

định hướng thêm về các yếu tố, chi tiết cần quan tâm khi quan sát clip hoặc TN. - HS ghi nhận và dùng đó làm định hướng cho tồn bộ q trình quan sát.  Phát triển NL thu thập thông tin

- GV cho HS xem TN, clip TN hoặc trực tiếp làm TN và yêu cầu HS nhận biết các dấu hiệu bên ngoài, dấu hiệu đặc trưng ở đối tượng cần quan sát, tìm điểm khác biệt của đối tượng so với đối tượng khác. Tùy vào đặc điểm của mỗi TN mà GV sẽ chú ý phát triển những biểu hiện phù hợp.

- HS thực hiện các yêu cầu và đối chiếu lẫn nhau, thống nhất kết quả trong nhóm. - GV gọi đại diện nhóm trình bày để các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Phát triển NL tổng hợp kết quả quan sát

- Sau khi quan sát xong, GV yêu cầu HS tóm tắt lại những thơng tin về nội dung, đối tượng mà HS đã quan sát được. Tùy vào đối tượng cụ thể mà GV có thể yêu cầu HS tóm tắt dưới dạng kể lại, trình bày lại hoặc vẽ lại những gì đã quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)