Nội dung và phân tích kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 33 - 38)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.6. Thực trạng việc tổ cức hoạt động có sử dụng thí nghiệm để phát triển năng

1.6.3. Nội dung và phân tích kết quả điều tra

Bảng 1.1. Kết quả tham khảo ý kiến GV Câu 1 Câu 1: Thầy (cô) sử dụng TN để tổ chức Câu 1: Thầy (cô) sử dụng TN để tổ chức

các hoạt động dạy học như thế nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không sử dụng

GV biểu diễn TN minh họa cho kiến thức

bài học 46,7 43,3 10 0 Dùng TN tạo tình huống có vấn đề 16,7 50 26,7 6,6 Dùng TN nghiên cứu tính chất các chất 26,7 56,7 10 6,6 Dùng TN so sánh, ĐC 26,7 43,3 20 10 Dùng TN dự đốn lí thuyết, kiểm nghiệm

giả thuyết 20 46,7 26,7 6,6 Tổ chức cho HS làm TN nghiên cứu bài

mới 6,6 43,3 30 20,1 Dùng hình ảnh, mơ phỏng, clip TN hướng

dẫn HS nghiên cứu bài học 23,3 50,0 16,7 10

Nhận xét: Khi tìm hiểu về cách thức sử dụng TN để tổ chức hoạt động học tập

cho HS, tác giả nhận thấy rằng đa số GV thường xuyên sử dụng TN theo phương pháp minh họa (46,7%), cịn các hình thức khác GV chỉ thỉnh thoảng sử dụng. Theo xu

hướng đổi mới quá trình dạy học thì việc sử dụng TN cũng phải thay đổi theo hướng tích cực. Đó là, sử dụng TN như một phương tiện để phát triển NL cho HS dưới nhiều hình thức, TN chủ yếu như là nguồn kiến thức để HS tìm tịi, phát hiện, thu nhận kiến thức và cả phương pháp nhận thức. Việc sử dụng TN chứng minh cho lời giảng được hạn chế dần. Vì vậy, GV cần phải tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng TN theo nhiều phương pháp trong đó có phương pháp nghiên cứu như TN nêu vấn đề, TN so sánh, ĐC, TN nghiên cứu tính chất, TN dự đốn, kiểm nghiệm giả thuyết…nhằm phát triển NL cho HS như NL QS, NX, đồng thời phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của HS trong việc tìm tịi, chiếm lĩnh tri thức khoa học. Đó cũng là hướng nghiên cứu chủ yếu của tác giả khi thực hiện luận văn này.

Bảng 1.2. Kết quả tham khảo ý kiến GV Câu 2

Câu 2: Q Thầy/Cơ có quan tâm đến việc phát triển NLQS, NX cho HS?

Không quan

tâm Ít quan tâm Quan tâm Rất quan tâm

Số GV 1 18 8 3

Tỉ lệ % 3,3 60,00 26,7 10

Nhận xét: GV sử dụng TN khá phổ biến nhưng theo kết quả khảo sát cho thấy

cịn một phần lớn GV (chiếm gần 60%) ít quan tâm đến việc phát triển NLQS, NX cho HS khi xem hoặc trực tiếp làm TN. TN là một công cụ rất hữu hiệu để phát triển các NL cho HS tuy nhiên đa số GV vẫn thường sử dụng TN theo hình thức minh họa kiến thức hay chỉ gây hứng thú mà chưa thực sự khai thác hết những tác dụng của nó, đặc biệt là tác dụng phát triển NLQS, NX, một loại NL quan trọng đối với mỗi HS.

Bảng 1.3. Kết quả tham khảo ý kiến GV Câu 3

STT Câu 3: Q Thầy/Cơ vui lịng cho biết các biểu hiện

của NLQS, NX của HS khi sử dụng thí nghiệm

Số GV

đồng ý Tỉ lệ

1 Xác định mục đích quan sát.

Xác định đối tượng chính 29 96,7% 2 Chỉ ra được những dấu hiệu bên ngồi (hình dạng, kích

STT Câu 3: Q Thầy/Cơ vui lịng cho biết các biểu hiện

của NLQS, NX của HS khi sử dụng thí nghiệm

Số GV

đồng ý Tỉ lệ

3 Nhận ra những đặc điểm bản chất của đối tượng. 30 100% 4 Thấy được những điểm khác biệt ở đối tượng (không

đúng so với chuẩn hoặc các đối tượng cùng loại) 30 100% 5 Nắm được tiến trình (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nội

dung 27 90%

6 Tri giác những điểm quan trọng về đối tượng quan sát và

nội dung. 22 73,3%

7 Đưa ra nhận xét về diễn biến của TN. 24 80% 8 Đưa ra nhận xét về các nội dung khoa học trong TN. 23 76,7% 9 Đưa ra nhận xét về ý nghĩa, tác dụng của TN. 21 70% 10 Đưa ra nhận xét về đối tượng trong TN. 30 100% 11 Đưa ra nhận xét về ưu điểm, hạn chế. 26 86,7% 12 Đưa ra đánh giá chung về đối tượng quan sát. 29 96,7% Ý kiến khác: ...........................................................................................................

Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng: 100% GV nhất trí với biểu hiện của

NLQS, NX là: Chỉ ra được những dấu hiệu bên ngồi (hình dạng, kích thước, màu

sắc,...), nhận ra những đặc điểm bản chất, thấy được những điểm khác biệt ở đối tượng (không đúng so với chuẩn hoặc các đối tượng cùng loại), đưa ra nhận xét về đối tượng trong thí nghiệm, đưa ra đánh giá chung về đối tượng quan sát (nội dung, hình thức,

phẩm chất, giá trị, ý nghĩa, tác dụng,...) hoặc kết luận về mối quan hệ nhân quả.

Những biểu hiện: Xác định mục đích quan sát, đối tượng chính trong TN, nắm được

tiến trình (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nội dung của TN, đưa ra nhận xét về diễn biến, ý nghĩa, tác dụng, ưu điểm, hạn chế của TN cũng được đông đảo GV xem là biểu

hiện của NLQS, NX khi xem TN (≈ 80%). Trong các biểu hiện trên chỉ có biểu hiện quan sát tri giác những điểm quan trọng về đối tượng quan sát và nội dung TN có mức

đồng tình trung bình (75%), tuy nhiên thực tế dựa vào quy trình quan sát thì đây là một biểu hiện quan trọng của NLQS, NX. Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy rằng hầu hết các biểu hiện về NLQS, NX khi xem TN nhận được sự đồng ý của các GV và GV đều có những hiểu biết nhất định về NLQS, NX.

Tiểu kết chương 1

Trong quá trình tìm hiểu về cơ sở lí luận và cơ sơ thực tiễn của đề tài chúng tôi đã làm được:

1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Một số sách, báo, cơng trình nghiên cứu về phát triển NL cho HS. - Một số cơng trình nghiên cứu về sử dụng phim trong dạy học.

2. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông

- Định hướng đổi mới giáo dục ở trường THPT

- Định hướng đổi mới giáo dục nhằm phát triển NL cho HS

3. NL và NL QS, NX

- Khái niệm, các hình thức, tác dụng của quan sát và điều kiện để thực hiện quan sát có hiệu quả.

- Khái niệm nhận xét, NL nhận xét.

4. TN: Khái niệm, phân loại, vai trị và tác dụng của TN trong dạy học hóa học

và phát triển NL cho HS.

5. Hoạt động và cách tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NL

6. Chúng tơi đã tìm hiểu thực trạng việc tổ chức các hoạt động để phát triển

NLQS, NX có sử dụng TN cho HS lớp 10 ở một số trường THPT. Từ những kết quả khảo sát cho thấy rằng: Việc tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng TN trong dạy học hóa học để phát triển các NL nói chung và NL QS, NX nói riêng là rất cần thiết, cần được chú trọng và thực hiện thường xun. Tuy nhiên, hiện tại vì nhiều lí do như thời gian hạn chế, điều kiện phịng TN, khơng đáp ứng được nhu cầu thi cử, GV chưa có sự quan tâm, hiểu biết về NLQS, NX,… nên việc tổ chức các hoạt động để phát triển NLQS, NX khi sử dụng TN vẫn cịn ít được quan tâm. Tất cả các vấn đề trên là nền tảng cơ sở cho phép chúng tôi nêu lên sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phát triển NLQS, NX cho HS và nâng cao hiệu quả sử dụng TN trong dạy học hóa học .

Chương 2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUAN SÁT, NHẬN XÉT CỦA HỌC SINH KHI SỬ

DỤNG THÍ NGHIỆM PHẦN HĨA HỌC VƠ CƠ LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)