Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức các hoạt động để phát triển NLQS, NX cho
2.2.2. Các bước tổ chức các hoạt động phát triển NLQS, NX
Bước 1: Xác định mục tiêu của hoạt động
Là bước quan trọng, không thể thiếu để tổ chức các hoạt động. để xác định đúng mục tiêu của hoạt động ta cần trả lời các câu hỏi sau: “Tổ chức hoạt động nhằm mục đích gì?”.
Để trả lời được câu hỏi đó người tổ chức các hoạt động dạy học cần đề ra mục tiêu của hoạt động một cách chính xác, tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển NL nào đó cho HS hay chỉ đơn giản ra gây hứng thú trong học tập, tạo tiếng cười,...Từ đó GV sẽ căn cứ vào câu trả lời của bản thân để đề ra những nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học thích hợp với mục tiêu đã đề ra.
Bước 2: Lựa chọn nội dung bài học thích hợp
Từ việc xác định mục tiêu của hoạt động là nhằm phát triển NL cho HS trong đó có NL QS, NX, người tổ chức hoạt động dạy học cần xác định nội dung bài học mới thiết kế các hoạt động vừa đảm bảo nội dung bài học vừa phát triển thêm các NL cần thiết cho HS.
Việc lựa chọn nội dung bài học có liên quan đến việc lựa chọn các phương tiện và hình thức hoạt động. Phải chọn lựa nội dung phù hợp, đảm bảo chính xác khoa học, đầy đủ và rõ trọng tâm, tránh lựa chọn các nội dung quá khó, quá nhiều nội dung hoặc nội dung đã được HS học ở những bài trước.
Bước 3: Xác định phương tiện và hình thức của hoạt động
Lựa chọn phương tiện và hình thức của hoạt động là bước quan trọng quyết định sự thành công của các hoạt động được tổ chức.
Có nhiều phương tiện để lựa chọn: GV có thể sử dụng TN, sử dụng phim hoặc các câu đố, trò chơi,…người tổ chức nên lựa chọn phương tiện phù hợp với nội dung bài học, với đối tượng tiếp nhận, thời gian, địa điểm và điều kiện môi trường.
Nên sử dụng phong phú các phương tiện và hình thức tổ chức các hoạt động dạy học sao cho đảm bảo được mục tiêu, nội dung và tính sáng tạo hấp dẫn để gây hứng thú với nhiều đối tượng HS khác nhau.
Có thể sử dụng kết hợp các hình thức hoạt động khác nhau sao cho hợp lí và đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất.
Bước 4: Thiết kế các hoạt động
Giáo viên
Giữ vai trò cố vấn nên khi dự kiến kế hoạch tổ chức hoạt động GV cần chủ động, cụ thể và sáng tạo.
+ Dự kiến được nội dung cơng việc, tiến trình hoạt động, điều kiện, phương tiện, thời gian, địa điểm,...
+ Thông báo nội dung, yêu cầu, thời gian hoạt động và những dự kiến của mình cho HS.
+ Phân cơng nhiệm vụ cho cá nhân HS, nhóm. + Lên kế hoạch chi tiết cho việc chuẩn bị hoạt động.
+ Góp ý kiến hoặc đưa ra gợi ý cho HS trong quá trình thực hiện nếu cần.
+ Giúp HS giải quyết thắc mắc và gỡ bí trong những vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên mơn, điều kiện cơ sở vật chất, TN hóa học…
+ Động viên và thúc đẩy HS hoàn thành trách nhiệm được giao đúng kế hoạch. + Nắm được nội dung, hình thức hoạt động của các nhóm khác trong hoạt động chung, cùng có sự kết hợp điều chỉnh để tồn bộ các hoạt động có tính thống nhất và gắn kết.
Rà lại nội dung, tiến trình hoạt động, thời gian hoạt động, xem xét tính hợp lí, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời và hoàn chỉnh bản “kế hoạch tổ chức hoạt động”.
Học sinh
- Nắm mục đích, yêu cầu và nội dung của hoạt động từ GV. - Tham gia xác định hình thức hoạt động của nhóm.
- Xây dựng nội dung cụ thể: kịch bản cho tiểu phẩm, các hoạt động chi tiết. - Phân công công việc và nhận sự phân công cùng kế hoạch chuẩn bị của từng cá nhân, từng nhóm cũng như tồn bộ hoạt động.
- Góp ý cho tên của hoạt động. - Tập dượt trình bày…
Bước 5: Tiến hành hoạt động
Trong bước này, GV tiếp tục giữ vai trò cố vấn, hỗ trợ HS thực hiện “kế hoạch hoạt động” đã được thống nhất và hoàn chỉnh ở bước chuẩn bị.
- Hỗ trợ cán bộ lớp chỉ đạo thực hiện hoạt động theo đúng kịch bản.
- Động viên, tin cậy để học sinh chủ động, tự giác tích cực, sáng tạo phát huy vai trò cá nhân trong hoạt động chung.
- Động viên, cổ vũ nhằm duy trì khơng khí hoạt động sôi nổi, hứng thú nhẹ nhàng mà hấp dẫn.
- Quan sát, theo sát hoạt động của HS, hỗ trợ các em giải quyết tình hưống nảy sinh hoặc điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) nhằm đạt mục đích hoạt động tốt nhất.
HS hồn tồn giữ vai trị chủ động trong bước này. Hoạt động cần được thực hiện theo đún g kịch bản đã chuẩn bị trong “kế hoạch hoạt động”. Mỗi HS sẽ thực hiện
vai trị cá nhân của mình một cách chủ động tích cực và sáng tạo theo nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị trong hoạt động chung.
Bước 6: Kết thúc hoạt động
Đây chính là phần cuối cùng của hoạt động. Trong bước này HS vẫn tiếp tục giữ vai trị chủ động hồn tồn.