Hoạt động 1: Sử dụng kĩ thuật bể cá khi học sinh làm thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 54 - 59)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Các hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét cho học sinh khi sử

2.3.1. Hoạt động 1: Sử dụng kĩ thuật bể cá khi học sinh làm thí nghiệm

a. Nội dung

Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dạy học, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp thảo luận với nhau, còn những HS khác ngồi xung quanh theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về những HS thảo luận.

Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí khơng có người ngồi. HS thuộc nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp "bể cá", vì những người ngồi vịng ngồi có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.

Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tâm lí là: Con người có tính tự trọng, khơng ai muốn người khác đánh giá thấp mình. Vì vậy khi có người khác quan sát, nhận xét, người ta thường cố gắng nỗ lực phát huy hết khả năng của mình để làm việc với hiệu quả cao nhất.

Ưu điểm:

Vừa giải quyết được vấn đề, vừa phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và giao tiếp của người học.

Hạn chế:

- Cần có khơng gian tương đối rộng.

- Nhóm trung tâm khi thảo luận cần có thiết bị âm thanh, hoặc cần phải nói to. - Các thành viên quan sát có xu hướng khơng tập trung vào chủ đề thảo luận. Tác dụng của kỹ thuật bể cá:

- Rèn luyện khả năng trình bày, diễn đạt.

- Rèn luyện khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá.

- Phát huy tính tích cực nhờ tạo sự thi đua giữa các nhóm. - Lớp HS thụ động, việc học tập trở nên hấp dẫn.

- Tăng cường khả năng hợp tác, tinh thần tập thể.

Có 3 hình thức:

+ HS hoặc nhóm HS làm TN, cả lớp quan sát, nhận xét. + HS hoặc nhóm HS làm TN và tự nhóm quan sát, nhận xét.

+ Theo nhóm ghép đôi: một HS làm và HS khác quan sát, nhận xét.

b. Cách tiến hành

Một nhóm làm cá, các nhóm cịn lại là người quan sát. Nhóm “cá” trình bày, các nhóm cịn lại cho ý kiến nhận xét.

Luân phiên các nhóm làm cá. Sau đây là một số gợi ý cho những người quan sát: Người nói có lệch hướng khỏi đề tài hay khơng ?

Họ có đi vào trọng tâm của vấn đề khơng ? Họ nói có rõ ràng, dễ hiểu khơng ?

Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay khơng ? Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình khơng ?

Họ có nhìn vào những người đang nói với mình khơng ? Họ có để những người khác nói hay khơng ?

Họ có tơn trọng những quan điểm khác hay khơng ?

c. Ví dụ

Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động theo kĩ thuật bể cá với nội dung “TCHH của axit

clohydric”, GV có thể thiết kế như sau:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Chia HS ra thành nhiều nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về các TN liên quan đến TCHH của axit HCl.

Lớp có thể chia thành 8 nhóm nhỏ, mỗi 2 nhóm làm cùng nhiệm vụ.

Sắp xếp bàn học sao cho có một nhóm ở vị trí trung tâm làm TN và thảo luận, còn lại tất cả các HS cịn lai thuộc nhóm quan sát và nhận xét.

Chuẩn bị trước cho HS phiếu nhiệm vụ học tập và các câu hỏi định hướng.

Trong quá trình HS làm TN, thảo luận và quan sát. GV quản lí lớp, điều hành quá trình thảo luận sao cho khơng được lệch khỏi chủ đề.

Mỗi nhóm HS nhận được:

+ Bộ dụng cụ, hóa chất TN ứng với phiếu nhiệm vụ của mỗi nhóm. Một nhóm làm cá, các nhóm cịn lại là người quan sát. Nhóm “cá” trình bày, các nhóm cịn lại cho ý kiến nhận xét.

Nhiệm vụ 1: “Bốc vỏ trứng không dùng tay”, yêu cầu nhóm “cá” làm TN

với quả trứng đã luộc chín vào giấm ăn (axit axetic). HS vừa làm thí nghiệm vừa thảo luận, các nhóm còn lại ngồi xung quanh quan sát và nhận xét.

Nhiệm vụ 2: “Tìm xem với Zn và Cu thì kim loại nào tan trong axit clohydric?”.

Nhóm “cá” sử dụng 2 kim loại là kẽm và đồng lần lượt cho vào ống nghiệm chứa axit clohydric, vừa làm TN và thảo luận. Các nhóm cịn lại ngồi xung quanh quan sát và nhận xét.

Nhiệm vụ 3: “Quan sát và nhận xét sự biến đổi màu của chất chỉ thị màu

GV sử dụng phương pháp thảo luận, yêu cầu một vài HS lên nhận xét các nhóm đã làm TN và thảo luận.

Yêu cầu HS nộp lại phiếu nhận xét của cá nhận với mỗi nhóm “cá”.

trong axit”.

Nhóm cá sử dụng 2 chất chỉ thị màu thường dùng là: giấy q tím và dung dịch phenolthtalein, các nhóm cịn lại ngồi xung quanh quan sát và nhận xét.

Nhiệm vụ 4: “Nghiên cứu về sự trung hịa axit”.

Nhóm “cá” sử dụng 2 ống nghiệm chứa sẳn:

+ Ống 1: Dung dịch NaOH, nhỏ thêm vài giọt phenolthtalein nên có màu hồng.

+ Ống 2: kết tủa sắt (III) hydroxit đã được điều chế có màu nâu đỏ.

Nhóm “cá” lần lượt cho dung dịch axit clohydric vào 2 ống nghiệm, vừa làm TN vừa thảo luận, các nhóm cịn lại ngồi xung quanh quan sát và nhận xét.

Ví dụ 2. Tổ chức hoạt động có sử dụng kĩ thuật bể cá khi cho HS làm TN với phần

“Nhận biết muối clorua”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Chia HS ra thành nhiều nhóm nhỏ, làm nhiệm vụ giống nhau.

Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về các TN đến nhận biết chất đã học bằng cách sử dụng phương pháp hóa học. Lớp có thể chia thành 4 nhóm nhỏ, làm cùng nhiệm vụ. Nhóm “cá” sử dụng các dụng cụ, hóa chất và thực hành nhận biết chất.

Nhiệm vụ nhóm “cá”: vừa TN, vừa thảo luận về kết quả TN, các thao tác trong quá tình làm TN và diễn biến trong quá trình làm TN.

Sắp xếp bàn học sao cho có 1 nhóm ở vị trí trung tâm làm TN và thảo luận, còn lại tất cả các HS cịn lai thuộc nhóm quan sát và nhận xét.

Chuẩn bị trước cho HS phiếu nhiệm vụ học tập và các câu hỏi định hướng.

PHIẾU NÊU NHIỆM VỤ

Có 3 lọ dung dịch hóa chất bị mất nhãn gồm: axit clohyhric, muối natriclorua và muối natri sunfat.

1) Hãy nêu cách nhận biết chúng bằng phương pháp hóa học.

2) Thực hành cách mà em biết để xác định chính xác tên từng lọ hóa chất trên. 3) Để nhận iết gốc clorua ta sử dụng thuốc thử nào?

GV đưa nhận xét và kết luận.

việc cũng như trả lời các câu hỏi trong phiếu nêu nhiệm vụ.

Nhiệm vụ nhóm “quan sát”: theo dõi, quan sát nhóm “cá” TN và thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét.

Ví dụ 3: Tổ chức hoạt động sử dụng kĩ thuật bể cá khi làm TN “Điều chế oxi trong

phòng TN”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Chia HS ra thành nhiều nhóm nhỏ. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm về các TN điều chế oxi trong phịng TN.

Lớp có thể chia thành 4 nhóm nhỏ, làm cùng nhiệm vụ.

Sắp xếp bàn học sao cho có một nhóm ở vị trí trung tâm làm TN và thảo luận, còn lại tất cả các HS cịn lai thuộc nhóm quan sát và nhận xét.

Chuẩn bị trước cho HS phiếu

Nhóm “cá” sử dụng các dụng cụ, hóa chất và lắp TN như hình vẽ.

nhiệm vụ học tập và các câu hỏi định hướng.

PHIẾU NÊU NHIỆM VỤ

1) Lắp các dụng cụ và hóa chất theo sơ đồ trên.

2) Thời điểm thích hợp để kết thúc TN.

3) Nếu không sử dụng bông ở đầu ống nghiệm, ta có thu được khí oxi không? Nêu tác dụng của miếng bông.

4) Trong TN này, nêu thêm một cách khác mà em biết để nhận biết khí oxi sinh ra.

GV nhận xét, kết luận lại vấn đề.

thảo luận về kết quả TN, các thao tác trong quá tình làm TN và diễn biến trong quá trình làm TN.

Nhiệm vụ nhóm “quan sát”: theo dõi, quan sát nhóm “cá” TN và thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)