Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu khi cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 59 - 62)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Các hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét cho học sinh khi sử

2.3.2. Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu khi cho học sinh

clip và làm thí nghiệm

a. Nội dung

Phương pháp nghiên cứu rất có hiệu quả trong việc phát huy tính tự lực, tích cực và sáng tạo của người học. Trong phương pháp này, GV đóng vai trị là người hướng dẫn, tổ chức, còn người học thì tự khám phá và tự giải quyết vấn đề. Phương pháp nghiên cứu trong dạy học khác với phương pháp nghiên cứu trong khoa học. Bản chất

của phương pháp nghiên cứu trong dạy học là hoạt động tìm tịi sáng tạo của người học nhằm giải quyết những vấn đề mới mẻ đối với họ (những vấn đề này đã được xã hội, khoa học giải quyết). Trong dạy học người ta hay sử dụng phương pháp nghiên cứu dưới các dạng sau:

- Phương pháp nghiên cứu khi tiếp thu kiến thức mới.

- Phương pháp nghiên cứu khi hoàn thiện, củng cố kiến thức. - Phương pháp nghiên cứu khi tiến hành TN biểu diễn của GV. - Phương pháp nghiên cứu khi tiến hành TN thực hành của HS.

- Phương pháp nghiên cứu khi thuyết trình (thuyết trình nêu vấn đề). - Phương pháp nghiên cứu khi đàm thoại (đàm thoại phát hiện ơrixtic). - Bài tập nghiên cứu…

Hình thức tổ chức: sử dụng phương pháp so sánh - Xem 2 clip cùng dạng, rút ra sự giống và khác nhau.

- Cho HS tự làm các TN cùng dạng để phát hiện bản chất của vấn đề.

Ưu điểm

- Phương pháp nghiên cứu giúp người học có khả năng tư duy, suy luận một cách độc lập. Vì thế kiến thức tiếp thu được rất vững chắc, có tính ứng dụng linh hoạt.

- Phương pháp nghiên cứu lọai trừ được lối học thụ động, ghi nhớ kiến thức kiểu thuộc lòng.

- Phương pháp nghiên cứu tạo sự hứng thú say mê khi tự bản thân người học giải quyết vấn đề, từ đó sẽ tạo động lực giúp họ hăng say học tập.

- Phương pháp nghiên cứu giúp người học nâng cao khả năng tự học.

- Phương pháp nghiên cứu giúp người học nâng cao khả năng nghiên cứu, tìm tịi … là những NL rất cần đối với con người trong thời đại hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu giúp người học tiếp thu một cách đầy đủ các kinh nghiệm của hoạt động sáng tạo.

Nhược điểm:

Hiện nay, việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học đang được quan tâm nhưng phương pháp nghiên cứu lại chưa được sử dụng nhiều vì những nguyên nhân sau:

- Phương pháp nghiên cứu tốn mất nhiều thời gian và không thể áp dụng cho tất cả các nội dung dạy học.

- Nội dung giảng dạy hiện nay ở các trường phổ thông quá nhiều làm cho GV và HS phải chạy đua với thời gian.

- Khả năng tư duy của người học cịn hạn chế cũng gây khó khăn khi tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề.

b. Cách tiến hành

- Chiếu clip cho HS xem. - HS nhận xét, rút ra kết luận. - GV tổng kết.

c. Các ví dụ

Ví dụ 4: Tổ chức hoạt động có sử dụng phương pháp nghiên cứu trong phần

“TCHH axit sunfuric”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV chia lớp ra thành 4 nhóm nhỏ, làm nhiệm vụ giống nhau.

GV chiếu clip TN: “Sự khác nhau giữa

axit sunfuric loãng và đặc”. Yêu cầu các

nhóm quan sát, thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

1) Nêu hiện tượng khác nhau khi cho kim loại đồng vào dung dịch axit sufuric loãng và đặc?

2) Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trên.

3) Em có nhận xét gì về tính chất của axit sunfuric loãng và đặc?

GV kết luận và mở rộng vấn đề.

Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ, quan sát TN và thảo luận để trả lời các yêu cầu của GV xung quanh các TN trên.

Các nhóm lần lượt trả lời các u cầu bằng cách thuyết trình.

Các nhóm cịn lại lắng nghe, nhận xét và cùng nhau thảo luận vấn đề để làm rõ TCHH của axit sunfuric và đặc biệt là tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc.

Ví dụ 5: Tổ chức hoạt động xem clip TN để nhận biết chất có sử dụng phương

pháp nghiên cứu

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

GV chia lớp ra thành 4 nhóm nhỏ, làm nhiệm vụ giống nhau.

GV ra đề yêu cầu HS trình bày cách nhận biết hóa chất bằng kiến thức hóa học.

Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ, HS tự đưa ra qui trình nhận biết.

HS quan sát TN và thảo luận để trả lời các yêu cầu của GV xung quanh các TN trên.

GV chiếu clip TN: “Nhận biết dung dịch”. Yêu cầu các nhóm quan sát, thảo

luận và trả lời:

1) Hãy cho biết tên hóa chất chứa trong các lọ mất nhãn được đánh số thứ tự 1,2,3.

2) Ngoài cách nhận biết trong video hãy cho biết 1 cách nhận biết khác.

3) Em có nhận xét gì về cách nhận biết gốc sunfat?

GV kết luận và mở rộng vấn đề.

Các nhóm lần lượt trả lời các yêu cầu bằng cách thuyết trình.

Các nhóm cịn lại lắng nghe, nhận xét và cùng nhau thảo luận vấn đề để làm rõ vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)