Nguyên tắc tổ chức các hoạt động phát triển NLQS, NX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 40 - 42)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Cơ sở khoa học của việc tổ chức các hoạt động để phát triển NLQS, NX cho

2.2.1. Nguyên tắc tổ chức các hoạt động phát triển NLQS, NX

Đối với HS, để giáo dục phát huy vai trị to lớn của mình, theo tác giả Hà Nhật Thăng, việc tổ chức hoạt động giáo dục cần tuân theo bốn nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: HS là trung tâm của mọi hoạt động dạy học

Một mặt, HS là khách thể giáo dục, chịu sự tác động. Nhưng mặt quan trọng hơn, với tư cách chủ thể, người HS chủ động tích cực lĩnh hội, rèn luyện, tạo lập hành vi thói quen đạo đức và NL trong bản thân HS đã diễn ra quá trình chuyển vào trong, tạo thành nội lực thúc đẩy cá nhân tự hoạt động.

Để thực hiện nguyên tắc này các lực lượng giáo dục cần thống nhất quan điểm “lấy HS làm trung tâm” và tạo điều kiện tối đa để HS phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và các NL cần thiết trong đó có NL QS, NX.

Như ta thấy, trong dạy học hóa học. HS được GV truyền đạt kiến thức theo chủ đề, mục đích, yêu cầu của hoạt động, được hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện TN. Tuy nhiên, ý tưởng thể hiện TN và xây dựng kịch bản gắn kết với TN nhằm hướng tới phát triển NL QS, NX cho HS cũng như việc thực hiện tồn bộ hoạt động thì nên để các em độc lập, chủ động sáng tạo ở mức độ cao nhất có thể. Tất nhiên cũng khơng thể bỏ qua vai trị cố vấn của GV.

Nguyên tắc 2: Tổ chức hoạt động dạy học phải hướng đến tất cả các đối tượng

Hoạt động giáo dục vừa mang tính cụ thể, biến dạng theo từng cá nhân, diễn ra theo từng tình huống. Mỗi HS đều có kinh nghiệm riêng, thói quen, thái độ đã được hình thành ở mức độ khác nhau. Trong hoạt động dạy học mỗi cá nhân tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức theo những cách khác nhau và ở những mức độ không giống nhau.

Để thực hiện nguyên tắc này, người tổ chức các hoạt động dạy học cần thiết phải xây dựng các tình huống giáo dục phù hợp với các loại đối tượng; mục đích và yêu cầu về giáo dục là thống nhất nhưng cách làm, cách tổ chức hoạt động phải đa dạng, linh hoạt.

Với cùng một nội dung bài học, nhưng với mỗi đối tượng HS GV có thể có cách thức tổ chức khác nhau và những gợi ý về hình thức thực hiện khác nhau, sao cho phù hợp với các em. Mặt khác, cùng những gợi ý của một GV cho những đối tượng HS khác nhau, với sự chủ động sáng tạo của mình chắc chắn các em HS sẽ cho chúng ta thấy những hoạt động cụ thể không giống nhau, phong phú và sinh động, để từ đó lĩnh hộ kiến thức theo cách thức của riêng mình, đồng thời giúp phát triển NL của mỗi cá nhân trong đó có NL QS, NX.

Nguyên tắc 3: Tiếp cận hệ thống và phát triển

Sự phát triển nhân cách của HS chịu tác động của các hệ thống: hệ thống môi trường, hệ thống giáo dục, các nhân tố sinh học…Do đó, việc xác định chức năng và nhiệm vụ giáo dục cần phải xem xét đến tính hệ thống của hoạt động. Hoạt động giáo dục là hoạt động luôn biến động và phát triển không ngừng về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục để phù hợp với đối tượng của nó là HS đang trưởng thành và phát triển, trong điều kiện xã hội cũng đang biến đổi như vũ bão.

Thực hiện nguyên tắc này, các nhà giáo dục cần thực hiện các yêu cầu: - Xác định rõ nội dung bài học, hướng tới hình thành và phát triển NL cụ thể. - Tổ chức hoạt động phát triển NL cho HS phải gắn bó hữu cơ với hoạt động dạy học nhằm hướng tới mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện.

- Có sự thống nhất cao giữa mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, tạo thành một chính thể thống nhất.

của đối tượng giáo dục.

Nguyên tắc 4: Kết hợp điều khiển với tự điều khiển

Một trong những nét bản chất nổi bật của hoạt động dạy học là làm cho HS có ý thức đúng đắn, sâu sắc về nội dung bài học và phát triển được NL mà hoạt động đề cập tới. Từ đó giúp các em tích lũy kinh nghiệm, có nhu cầu và thói quen hành động đúng đắn, có nỗ lực và ý chí loại trừ và xóa bỏ cái xấu.

Hoạt động giáo dục thực chất là hoạt động điều khiển và tự điều khiển. GV là người điều khiển hoạt động ở các bước : xác định mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với đối tượng để đối tượng có thể hưởng ứng, tham gia tích cực nhất. Tuy nhiên điều khiển ở đây khơng thể mang tính chất áp đặt mà mang tính định hướng và điều chỉnh. Đối với một con người, nhất là HS phổ thơng thì q trình phát triển nhân cách, sự hình thành phẩm chất đạo đức và nhất là hình thành các NL để phù hợp với xu thế phát triển xã hội là q trình phức tạp, rất cần có sự định hướng và điều chỉnh.

Thơng thường người GV lựa chọn những hoạt động thích hợp với đối tượng nhằm lôi cuốn sự tham gia của HS cũng như tạo điều kiện cho HS phát huy NL cá nhân trong đó có NL QS, NX. Tuy nhiên việc xây dựng những hoạt động với mục đích bổ sung, điều chỉnh, rèn luyện nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho HS là điều rất quan trọng. Chính các hoạt động là môi trường thuận lợi không chỉ cho sự điều khiển mà còn cho sự tự điều khiển của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động để phát triển năng lực quan sát, nhận xét của học sinh khi sử dụng thí nghiệm phần hóa học vô cơ lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)