Giải pháp hoàn thiện cơ chế chi trả lương và thưởng cho người lao động

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích quận 1 (Trang 80 - 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chi trả lương và thưởng cho người lao động

Qua phân tích công tác chi trả lương cho người lao động ở Chương 2. Nhận thấy, tiền lương được công ty chi trả theo từng nhóm công việc cụ thể và theo khối lượng công việc, tính chất của từng công việc dựa vào Thỏa ước lao động tập thể được ký ngày 15 tháng 04 năm 2011 quy định cho người lao động trong lĩnh vực dịch vụ công ích.

Hệ số lương tối thiểu từ trước tháng 05/2011 là 750.000 đồng và sau tháng 05/2011 là 830.000 đồng theo Nghị định 110/2008/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu cho từng vùng. Do đó, việc chi trả khác đi theo nghị định trên là không thể. Đây là cơ chế áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp nhà nước nên rất khó thay đổi hình thức tính lương. Mặt khác quỹ lương của ngành dịch vụ công ích được cấp chủ yếu là từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, để cải thiện mức lương và nâng cao thu nhập cho người lao động đồng thời khuyến khích người lao động hết lòng vì công việc thì học viên xin đề xuất một số giải pháp để công ty xem xét như sau:

-Thứ nhất, công ty hiện đã hoạt động theo Luật doanh nghiệp, việc tham gia đấu thầu và thầu các dịch vụ công ích cũng mang lại nguồn lợi nhất định cho công ty, công ty có thể sử dụng lợi nhuận này để làm căn cứ thưởng theo năng suất và chất lượng cho công nhân viên.

-Thứ hai, công ty nên quan tâm tới thâm niên làm việc của người lao động, từ đó có thể thêm hệ số thâm niên trong quá trình tính lương cho người lao động, đề xuất hệ số thâm niên có thể từ 0.1 và bắt đầu tính trên mỗi 04 năm.

-Thứ ba, mô hình thưởng do tiết kiệm thời gian xuất phát từ quan điểm cho rằng mọi nhân viên từ trực tiếp hay gián tiếp đều tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm do đó họ đều cần được khuyến khích, khen thưởng.

-Thứ tư: Với mô hình Scanlon và mô hình Rucker, học viên xin đề xuất thực hiện việc trích thưởng cho nhân viên như sau theo mô hình này.

Mô hình Scanlon: kích thích nhân viên giảm chi phí lao động trên tổng doanh thu. Theo mô hình này, trước hết cần xác định hệ số chi phí lao động chuẩn trong điều kiện sản xuất bình thường.

Hàng tháng đối chiếu kết quả thực hiện thực tế với hệ số chi phí lao động chuẩn. Sau khi trừ đi một tỷ lệ phần trăm nhất định trong phần tiết kiệm được để dự phòng cho các tháng sau, phần còn lại sẽ được chia theo tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp và thưởng cho nhân viên. Tỷ lệ giữa phần để lại cho doanh nghiệp và phần thưởng cho nhân viên có thể là 1:2, 1:3…tùy theo từng doanh nghiệp. Cuối năm số dự phòng không sử dụng hết sẽ được chia lại cho nhân viên dưới dạng thưởng.

Ý nghĩa: Áp dụng mô hình này lợi nhuận, doanh thu và thu nhập của nhân viên được cải thiện.

Mô hình Rucker: mô hình này tương tự như mô hình Scanlon nhưng thay thế yếu tố doanh thu bằng yếu tố Giá trị gia tăng.

Chi phí lao động Hệ số chi phí lao động chuẩn = ---

Doanh thu từ các hoạt động ngoài kế hoạch

Chi phí lao động

Hệ số chi phí lao động chuẩn = --- Giá trị gia tăng

Ý nghĩa: Mô hình này kích thích nhân viên giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu và tiết kiệm các yếu tố vật chất khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích quận 1 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w