Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích quận 1 (Trang 35 - 36)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.5.3.Các phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc

Có thể nêu ra 7 dạng phương pháp đánh giá kết kết quả công việc sau đây: Phương pháp xếp hạng luân phiên

Tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp sẽ được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ người có kết quả yếu nhất đến người có kết quả giỏi nhất hoặc ngược lại...Khi tổng hợp sẽ cho kết quả ai là người thực hiện tốt nhất, ai thực hiện công việc yếu nhất.

Phương pháp so sánh cặp

Tương tự như phương pháp xếp hạng luân phiên nhưng mức độ phân hạng hay xếp cặp sẽ chính xác hơn. Từng cặp nhân viên lần lượt được đem so sánh về những yêu cầu chính, người được đánh giá tốt hơn hẳn sẽ cho lần lượt là 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm và người được đánh giá yếu hơn hẳn sẽ cho 0 điểm. Khi tổng hợp sẽ lần lượt chọn ra người có số điểm cao nhất đến thấp nhất.

Phương pháp bảng điểm

Phương pháp này căn cứ theo những tiêu chí chung đối với nhân viên về khối lượng, chất lượng, tác phong, hành vi...tổng hợp lại sẽ có kết quả đánh giá chung về kết quả công việc của nhân viên đó.

Phương pháp lưu giữ

Lãnh đạo ghi lại những sai lầm, trục trặc lớn hay những kết quả rất tốt trong việc thực hiện công việc của nhân viên. Phương pháp lưu giữ sẽ nhắc nhở các lãnh đạo nhớ về những điểm yếu, những sai sót của cấp dưới và có biện pháp giúp đỡ họ làm việc tốt hơn, tránh bớt sai lầm trong thực hiện công việc.

Phương pháp quan sát hành vi

Dựa trên cơ sở quan sát các hành vi thực hiện công việc của nhân viên. Căn cứ vào hai yếu tố: số lần quan sát và tần số lần nhắc lại của các hành vi, người lãnh đạo sẽ đánh giá được tình hình thực hiện công việc chung của nhân viên.

Phương pháp này các nhà lãnh đạo thường chú trọng đến các mục tiêu được lượng hóa, mặc dù trong thực tế sẽ có nhiều mục tiêu chỉ có thể đánh giá theo định tính hoặc chất lượng.

Quản trị theo mục tiêu thường chú trọng các vấn đề sau:

-Sự phối hợp của lãnh đạo và nhân viên đối với việc xếp đặt mục tiêu cho nhân viên trong một khoảng thời gian xác định.

-Định kỳ xác định các tiến bộ đã đạt được.

-Đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong công việc. Phương pháp phân tích định lượng: gồm 4 bước

Bước 1: Xác định được các tiêu chí/ yêu cầu chủ yếu khi thực hiện công việc Bước 2: Phân loại các mức độ thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc

Bước 3: Đánh giá tầm quan trọng (trọng số) của mỗi nhóm yêu cầu đối với hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên.

Bước 4: Đánh giá tổng hợp về năng lực thực hiện công việc của nhân viên.

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích quận 1 (Trang 35 - 36)