5. Cấu trúc luận văn
1.6. Kinh nghiệm và bài học về Quản trị nguồn nhân lực của một số nướ cở Châ uÁ
Các nước công nghiệp hóa mới (NICs) Châu Á: Chính sách phát triển nguồn nhân lực của các nước này là thông qua giáo dục – đào tạo luôn được xây dựng trên việc tận dụng và khai thác các thế mạnh vốn có của mình trước hết là về con người, những giá trị văn hóa – xã hội và tinh thần tích lũy được từ lâu như tính cần cù, ham học hỏi, tôn sư trọng đạo...Các nước NICs cũng rất tích cực đưa tri thức ra nước ngoài học tập, sau khi tốt nghiệp hoặc mãn khóa đa số họ trở về nước và trở thành lực lượng lao động rất quý giá. Tại Singapore: chính phủ đầu tư thích đáng cho giáo dục bậc đại học, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore đã rất thành công trong quá trình phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy hội nhập phát triển nền kinh tế.
Tại Trung Quốc: Trung Quốc đưa ra chính sách hình thành các tập đoàn kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hoạch định chính sách thu hút nhân tài. Chiến lược thu hút nhân tài quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để giữ chân các nhân tài, Trung Quốc xây dựng nền văn hóa dân chủ, liên tục mở rộng và thu hút các cơ sở cho các nhân tài phát triển..
Tại Mỹ: Với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ các nguồn khác nhau, như các công ty, tổ chức nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện...Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như cũng như quỹ hỗ trợ sinh viên.
Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.
Để phát triển nguồn nhân lực, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo và khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực. Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại cho Mỹ - nước duy nhất trên thế giới, cơ hội thu hút nguồn chất xám rất lớn, đó là rất nhiều các nhà Khoa học, Bác học giỏi từ Châu Âu và nhiều nước khác đã nhập cảnh vào Mỹ. Thực tế này trả lời cho câu hỏi, tại sao Mỹ hiện nay là một trong những nước có nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực.
Tại Nhật Bản: Ở Châu Á, Nhật là một trong những nước đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc xác định rằng, nước Nhật nghèo tài nguyên thiên nhiên, để phát triển chỉ có thể trông chờ vào chính người dân Nhật. Chính phù nước này đã đặc biệt chú trọng tới giáo dục – đào tạo, thực sự coi đây là quốc sách hàng đầu. Theo đó, chương trình giáo dục đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc: tất cả học sinh trong độ tuổi từ 6 – 15 tuổi được học miễn phí. Kết quả là, tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ở nước này ngày càng nhiều. Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc giáo dục của thế giới.
Về sử dụng và quản lý nhân lực, Nhật Bản thực hiện chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chế độ này chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, thì hầu như không có càn bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.
Tại Việt Nam: Chú trọng các loại hình chính sách thị trường lao động chủ động; Tập trung vào tăng cường các kỹ năng công nghiệp, cần nhiều nguồn lực để đào tạo ra các kỹ thuật viên để làm trong các lĩnh vực công nghiệp thay vì đào tạo ra quá nhiều người có bằng đại học; Phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thu hút và trọng dụng nhân tài là kinh nghiệm rất đáng nghiên cứu và vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế đem lại cho các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng không chỉ những cơ hội mà còn nhiều thách thức, có thể thấy ở Việt Nam, nếu có những chính sách phù hợp về giáo dục, về đầu tư về thu hút và sử dụng nhân tài thì Việt Nam hoàn toàn có thể tranh thủ được các lợi thế sẵn có để cạnh tranh với các quốc gia khác trên thế giới.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỊCH VỤ CÔNG ÍCH QUẬN I