Khái quát chung về phương pháp

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích quận 1 (Trang 50 - 52)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Khái quát chung về phương pháp

Học viên sử dụng Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu: Kết hợp với thống kê, khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp từ nguồn nhân lực tại công ty dưới dạng Bảng câu hỏi. Từ đó, tiến hành nhận định, phân tích đánh giá và xây dựng các giải pháp.

Trình tự thực hiện: Kích thước mẫu được chọn ngẫu nhiên từ 100 công nhân viên phân bổ đều cho các phòng và đội. Tỷ lệ chọn là 1/4 cho nhân viên lao động gián tiếp và 3/4 cho nhân viên lao động trực tiếp, vì số lượng lao động trực tiếp gấp bốn lần lao động gián tiếp hiện nay tại công ty. Học viên tới công ty phát bảng khảo sát câu hỏi vào thời gian gần trưa vì lúc đó khối lao động trực tiếp sắp nghỉ ăn trưa còn khối gián tiếp do số lượng ít nên việc thu thập số liệu cũng khá thuận lợi.

Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu 42 tiêu chí đánh giá các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty, được thể hiện trong bảng khảo sát và được chia thành 07 nhóm như sau:

-Nhóm 1: Phân công và bố trí công việc gồm 4 tiêu chí, từ 1- 4

-Nhóm 2:Thu nhập gồm 7 tiêu chí, từ 5 – 11

-Nhóm 3: Chế độ phụ cấp, xã hội, y tế...gồm 4 tiêu chí, từ 12 - 15

-Nhóm 4: Môi trường làm việc gồm 6 tiêu chí, từ 16 - 21

-Nhóm 5: Quan hệ trong công việc, gồm 7 tiêu chí từ 22 - 30

-Nhóm 7: Đánh giá công việc gồm 6 tiêu chí, từ 37 – 42.

Mức độ đánh giá đồng ý từ 1 – 5 tương ứng với 1: hoàn toàn không đồng ý, 2: không đồng ý, 3: phân vân, 4: đồng ý, 5: hoàn toàn đồng ý.

Các nhóm tiêu chí này được kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng cách tính hệ số Cronbach`s Alpha (α), ), chạy mô hình hồi quy SPSS (các chỉ tiêu kết quả là các con số, tên chỉ tiêu bằng Tiếng Anh do đặc thù của mô hình khi cho dữ liệu vào chạy kết quả thể hiện bằng Tiếng Anh).

Khái niệm về hệ số Cronbach’Alpha: Là một hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các cuộc khảo sát trên cơ sở ước lượng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không giải thích được.

Mô hình Cronbach’s Alpha nằm trong nhóm phương pháp đánh giá tương quan trong (hay còn gọi là đánh giá độ tin cậy bên trong). Tư tường của phương pháp này là tìm kiếm sự vô lý nếu có trong các câu trả lời, điều đó dẫn đến các sai lệch khi khai các dữ liệu.

Lee Cronbach (1916 – 2001) đề nghị một hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong các cuộc khảo sát trên cơ sở ước lượng tỷ lệ thay đổi của mỗi biến mà các biến khác không giả thích được (không thể hiện trong các biến khác). Hệ số này được mang tên ông và gọi là hệ số Cronbach’s Alpha. Đây là một độ đo, không phải là một mô hình dùng để kiểm định, vì vậy người ta thống nhất một mức giá trị khi mà vượt qua mức này alpha chấp nhận được.

Các biến trong thang đo dùng để đo các thuộc tính của một khái niệm nào đó. Số biến đo tương ứng số thuộc tính của khái niệm cần đo. Độ tin cậy của thang đo phụ thuộc độ tin cậy của từng biến đo.

Tiêu chí để đánh giá độ tin cậy của thang đo:

-Loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.4.

-Chọn thang đo khi có độ tin cậy lớn hơn 0.6. Công thức:

α = N.p

[1 + p(N – 1)] Trong đó:

p: Hệ số tương quan trung bình giữa các tiêu chí N: số tiêu chí (số mẫu)

Ý nghĩa của hệ số α: Biết được mức độ giống nhau của các câu hỏi trong cùng một nhân tố và mối tương quan giữa biến được hỏi với khái niệm cần đo (hay khảo sát).

α € (0.8 – 1): Tốt

α € (0.5 – 0.8): Chấp nhận được

Ưu và nhược điểm:

- Ưu điểm: với nguồn số liệu khảo sát chính xác sẽ cho ra hệ số Cronbach’s Alpha chính xác.

- Nhược điểm: mất nhiều thời gian và công sức, vì việc thu thập số liệu không chính xác sẽ phải thu thập lại.

2.2.2. Hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty tnhh mtv dịch vụ công ích quận 1 (Trang 50 - 52)