Bảng đánh giá quản lý hoạt động tự học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 65)

TT Quản lý hoạt động tự học Điểm

1 Lập kế hoạch quản lý tự học 3.6350

2 Phân công trực quản lý giờ tự học 3.6371

3 Kiểm tra tinh thần, thái độ, tình hình học tập của học sinh trong giờ tự học

3.6471

4 Hướng dẫn phương pháp tự học theo tập thể 3.6590

5 Kiểm tra kết quả tự học 3.5381

ĐTB: 3.6443

Đánh giá: Với điểm trung bình 3.6443 cho thấy mức độ thực hiện quản lý hoạt động tự học là khá tốt. Thực tế từ nhiều năm nay công tác quản lý hoạt động tự học của học sinh luôn được chú trọng, quan tâm nhằm rèn luyện tính tự lập, tự giác và chủ động học tập của học sinh, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập, xây dựng nề nếp kỷ cương trong nhà trường.

2.3.5. Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham quan và các hình thức học tập khác

Đây là những hình thức học tập có những ưu điểm nhất định so với hình thức học chính khố. Các hình thức học tập này bổ sung và làm phong phú hình thức học tập, phát huy năng lực sở trường và rèn luyện khả năng học tập, phát triển nhân cách cho học sinh. Chúng ta cần tạo điều kiện và hướng dẫn để giáo viên cho học sinh tổ chức, tham gia các hình thức học tập nói trên có hiệu quả. Trong những năm học vừa qua hình thức học tập này được các nhà trường chú trọng thông qua việc tổ chức thăm quan các di tích lịch sử, địa danh văn hóa. Các chương trình ngoại khóa bộ mơn, diễn đàn, hoạt động của đồn thanh niên đã thu hút sự quan tâm đông đảo của học sinh tạo nên khơng khí học tập sơi nổi và hiệu quả.

Bảng 2.10: Đánh giá quản lý hoạt động ngoại khóa và các hình thức học tập khác

TT Quản lý hoạt động tự học Điểm

1 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động

ngoại khố, tham quan và các hình thức học tập khác 3.5380

2

Phân công quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham quan và các hình thức học tập khác theo mục tiêu giáo dục nhà trường

3.6671

3 Chỉ đạo quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố,

tham quan và các hình thức học tập khác 3.4475

4

Kiểm tra thực hiện và kết quả thực hiện các hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

3.4590

ĐTB: 3.4643

Đánh giá: Kết quả điểm trung bình là 3.4643 cho thấy hình thức quản lý hoạt động học tập này được đánh giá tốt. Đây là hình thức học tập tích cực, phong phú, đa dạng và có tác dụng lơi cuốn bổ trợ cho học tập và giúp rèn các kỹ năng cho học sinh như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác, phát huy tính sáng tạo của học sinh trong học tập.

2.3.6. Quản lý kỷ cương nề nếp học tập

Việc quản lý kỷ cương nề nếp rất quan trọng đối với chất lượng học tập của học sinh. học sinh phải chấp hành nội quy kỷ luật nhà trường, vì nội quy nhà trường được biên soạn trên cơ sở cụ thể hoá những quy định trong Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Trong nội quy nhà trường bao gồm những nội dung quy định, điều chỉnh hành vi học sinh về trang phục, giờ giấc, hành vi, thái độ, ứng xử, nội quy học tập, quy định những điều cấm đối với học sinh THPT.

Đầu năm học, hiệu trưởng các nhà trường tổ chức quán triệt Điều lệ trường trung học, nội quy nhà trường; phân tích, hướng dẫn học sinh thực hiện.

Trong những ngày đầu năm học giáo viên chủ nhiệm tiếp tục phổ biến, hướng dẫn thực hiện nội quy, kỷ cương nề nếp, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong lớp, thiết lập quy định cho lớp học phù hợp với nội quy nhà trường và các văn bản hiện hành.

Sự quản lý kỷ cương nề nếp có sự tham gia phối hợp của phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. Học sinh khi vào trường phải thông qua hệ thống bảo vệ, học sinh trực, giám thị, Đoàn thanh niên, các cán bộ lớp giám sát tình hình thực hiện nội quy. Trong 15 phút đầu giờ có tự quản HĐHT của lớp, đi quan sát tình hình nhắc nhở việc học tập. Trong tiết học, giáo viên bộ môn quản lý kỷ cương nề nếp, trật tự trong lớp học, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho HĐHT, ghi nhận tình hình thực hiện nội quy, tinh thần thái độ học tập của học sinh, khi cần thiết có thể phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường để quản lý giáo dục học sinh. giáo viên chủ nhiệm, phó hiệu trưởng, ĐTN tiếp nhận thơng tin học sinh để giáo dục kịp thời.

Bảng 2.11: Bảng đánh giá quản lý kỷ cương nề nếp

TT Quản lý kỷ cương nề nếp Điểm

1 Xây dựng kế hoạch quản lý kỷ cương nề nếp, nội quy

học sinh 3.7188

2 Phân công các bộ phận quản lý kỷ cương nề nếp học

sinh 3.6873

3 Chỉ đạo các bộ phận quản lý kỷ cương nề nếp học sinh 3.6108

4 Kiểm tra thực hiện và kết quả thực hiện các hoạt động

quản lý kỷ cương nề nếp học sinh 3.5963

ĐTB: 3.6488

Đánh giá: Với điểm trung bình 3.6488 có thể đánh giá việc quản lý kỷ cương nề nếp của các nhà trường đạt hiệu quả tôt, thể hiện qua ý thức chấp hành kỷ luật nề nếp của học sinh, tình trạng học sinh vi phạm kỷ luật giảm qua các năm. Thực tế các nhà trường cho thấy khơng có học sinh vi phạm tệ nạn xã

hội, an ninh nội bộ được đảm bảo, học sinh yên tâm học tập. Môi trường học tập lành mạnh đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh

2.3.7. Quản lý sự phối hợp giữa các phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đồn thanh niên, gia đình, xã giáo viên bộ mơn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đồn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

Để quản lý HĐHT của học sinh đạt hiệu quả cần có sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ, Đồn thanh niên. Điều lệ trường trung học có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của các bộ phận nói trên trong quản lý giáo dục học sinh. Tuy nhiên hiệu trưởng cần cụ thể hố nội dung trách nhiệm, phân cơng cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân trong quản lý HĐHT, quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận trên theo một quy trình chặt chẽ. Nhà trường cịn phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội trong quản lý giáo dục học sinh. Năng lực của người Hiệu trưởng thể hiện ở kết quả của sự huy động, kết hợp, điều chỉnh trí tuệ và tình cảm, sức mạnh vật chất và tinh thần của các lực lượng trong và ngoài nhà trường vào việc giáo dục và dạy học.

Mỗi bộ phận tham gia giáo dục như nhà trường, gia đình, xã hội có vai trị khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng học tập của học sinh. Vai trò chức năng của từng thành tố tác nhân trong hoạt động giáo dục nhà trường như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội, bản thân học sinh đều ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh, trong đó sự chủ động tích cực của học sinh đóng vai trị quyết định.

Công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh phải được thông qua việc thực hiện chức năng quản lý đối với các thành viên, các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường, quản lý sự phối hợp giữa các bộ phận này trong nhà trường, quản lý sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội. Đặc biệt quản lý hoạt động học tập của học sinh thơng

qua quản lý quy trình quản lý giáo dục học sinh, nhất là thông qua hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, theo cơ chế gián tiếp.

Bảng 2.12: Bảng đánh giá quản lý sự phối hợp với nhau giữa phó hiệu trưởng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ,

Đồn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

TT

Quản lý sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản lý học sinh, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

Điểm

1 Lập và phổ biến kế hoạch quản lý 3.5463

2 Quy định trách nhiệm và nhắc nhở thực hiện, kịp thời 3.4376

3 Yêu cầu phối hợp thực hiện quản lý hoạt động học tập theo

nội dung từng tháng 3.4400

4 Kiểm tra thực hiện quy chế phối hợp thực hiện các bộ phận 3.3715 ĐTB: 3.4488

Đánh giá: Điểm TB của toàn mẫu về đánh giá kết quả thực hiện quản lý sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đồn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh là 3.4488. Chứng tỏ hiệu trưởng các nhà trường thực hiện khá tốt mặt quản lý này. hiệu trưởng thực hiện tốt chức năng quản lý đối với quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường. Tuy nhiên đi vào chiều sâu quản lý sự phối hợp trên để nâng cao chất lượng học tập của học sinh chúng ta cũng cần khai thác một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn.

2.3.8. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập bao gồm phòng học, các phòng chức năng, thư viện, vật tư, thiết bị dạy học. Hiệu trưởng nhà trường

cần phải thực hiện đầy đủ chức năng quản lý đối với việc xây dựng, sửa chữa, mua sắm, sử dụng một cách khoa học, phát huy hiệu quả.

Bảng 2.13: Đánh giá quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập

TT Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập Điểm

1 Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm, bảo quản trang thiết

bị phục vụ học tập 3.674

2 Tổ chức sửa chữa, mua sắm, bảo quản trang thiết bị

phục vụ học tập 3.6691

3 Chỉ đạo việc sửa chữa, mua sắm, bảo quản trang thiết bị

phục vụ học tập 3.2949

4 Kiểm tra việc sửa chữa, mua sắm, bảo quản trang thiết

bị phục vụ học tập 3.989

ĐTB: 3.7756

Đánh giá: Qua kết quả ở bảng 2.13 ta thấy:

Điểm trung bình đánh giá kết quả thực hiện của toàn mẫu về quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập của học sinh là 3.7756 chứng tỏ công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập của học sinh của hiệu trưởng được quản lý, giáo viên, học sinh đánh giá là thực hiện tốt.

Công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của các hiệu trưởng về xây dựng, sửa chữa, bảo quản, mua sắm, sử dụng vật chất phục vụ học tập đều khá tốt.

Hàng năm, căn cứ nhu cầu sử dụng và tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, hiệu trưởng lập kế hoạch báo cáo Sở Giáo dục và lãnh đạo địa phương để được giải quyết. Ngoài ra theo xu hướng đổi mới quản lý giáo dục, phân cấp cho cơ sở giáo dục thực hiện quyền tự chủ, cần chủ động giải quyết kịp thời về nhu cầu cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập của học sinh.

2.3.9. Kết quả khảo sát thực trạng QL HĐHT của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ

Bảng 2.14: Điểm trung bình đánh giá kết quả thực hiện các mặt QL HĐHT của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ.

TT Nội dung quản lý

Điểm trung bình đánh giá KQTH Quản lý giáo viên học sinh TB 1 Quản lý hoạt động học chính khố 3.5855 3.6148 3.4838 3.5189 2 Quản lý hoạt động học phụ đạo 3.5509 35934 3.4587 3.4943

3 Quản lý việc thực hiện kỷ cương nề

nếp học tập của học sinh 3.5500 3.5871 3.3979 3.4488 4 Quản lý hoạt động tự học 3.6636 3.7129 3.2436 3.4939

5

Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác

3.2318 3.0776 3.1568 3.1283

6 Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt

động học tập của học sinh 3.5136 3.5741 3.2779 3.3576

7

Quản lý sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đoàn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh

2.9318 3.0776 3.1568 3.1283

Đánh giá: Từ kết quả ở bảng 2.14 chúng ta thấy từng đối tượng quản lý, giáo viên, học sinh và toàn mẫu đánh giá kết quả thực hiện các mặt QL HĐHT của học sinh ở trường THPT Phan Đình Giót và THPT Thành phố như sau:

- Các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường được đánh giá kết quả thực hiện một số mặt khá tốt như:

+ Quản lý hoạt động học chính khố, phụ đạo;

+ Quản lý việc thực hiện kỷ cương nề nếp học tập của học sinh;

+ Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham quan và các hình thức học tập khác.

Và có một số mặt tương đối tốt như:

+ Quản lý hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức học tập khác;

+ Quản lý sự phối hợp giữa phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giám thị, bảo vệ, Đồn thanh niên, gia đình, xã hội trong quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Điều này cho thấy kết quả thực hiện quản lý học tập ở các trường THPT mà tác giả luận văn đã khảo sát là đáng khích lệ.

Tiểu kết chương 2

Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Kết quả khảo sát cho thấy đa số CBQL và giáo viên đã nhận thức đúng về tầm quan trọng trong việc quản lý các hoạt động học tập. Các trường THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ đã quan tâm và đã đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường, bước đầu đã có kết quả tốt. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như nhận thức của họ về QLHĐHT chưa thấu đáo, vẫn cịn có những giáo viên không cho rằng QLHĐHT của học sinh có tác động quan trọng đến kết quả học tập của học sinh.

Các trường THPT đã triển khai các nội dung quản lý hoạt động học tập tương đối đầy đủ song vẫn cịn có những thiếu sót, chưa có hệ thống, nhiều nội dung còn chưa phù hợp, chưa đầy đủ nên hiệu quả chưa cao.

Kết quả nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận đã trình bày ở chương 1, đồng thời là căn cứ để tác giả đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập tại các trường THPT trên địa bàn TP Điện Biên Phủ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Vấn đề tiếp tục đặt ra là phải tìm kiếm và xây dựng các biện pháp phù hợp, hữu hiệu, cần thiết và khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập. Những vấn đề trên sẽ được tác giả tiếp tục trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Mỗi biện pháp đưa ra đều có thế mạnh, vị trí cần thiết trong quá trình quản lý hoạt động học tập trong nhà trường. Chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, gắn kết ràng buộc nhau, muốn đạt hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 65)