Một số quan niệm hiện nay về hoạt động dạy và học trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 31 - 35)

Bảng 2.11 : Bảng đánh giá quản lý kỷcương nề nếp

3. Quản lý hoạt động tự họ cở nhà của học sinh, học nhóm:

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động học tập ở trường THPT

1.3.3. Một số quan niệm hiện nay về hoạt động dạy và học trong nhà trường

Trong tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo chương trình liên kết giữa Việt Nam - Singapore năm 2009 đã nêu lên một số quan niệm hiện nay về hoạt động dạy và học trong nhà trường như sau:

- Chuyển từ việc lấy dạy học làm trung tâm sang việc lấy học tập làm trung tâm, giáo viên hướng sự chú ý vào việc xây dựng quy trình học tập hơn chú ý vào công nghệ dạy học; họ lấy việc học tập của học sinh làm trung tâm của sự nghiệp giáo dục, tạo ra cơ hội học tập cho học sinh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.

- Lưu ý giúp đỡ học sinh để có kinh nghiệm học tập, tạo mơi trường an toàn về mặt tình cảm, biên soạn nội dung học tập có thể lôi cuốn học sinh. Nhà trường cần tạo dựng những nhân tố thu hút việc dạy và học, tạo khơng khí lớp học để các em cảm thấy được chấp nhận; cảm thấy thoải mái và tôn trọng trật tự, quy định và quy trình rõ ràng.

- Quan niệm về hoạt động dạy học là: Người học tự tìm kiếm kiến thức bằng hoạt động của chính mình; người học phải có năng lực tự thể hiện mình và năng lực hợp tác , học bạn; người học phải có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.

- Xu hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học là quan điểm dạy học tích cực. Vấn đề lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học là cốt lõi của đổi mới lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thơng, đồng thời là địn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng dạy học. Với quan điểm: “học sinh làm trung tâm”, việc lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học tập trung vào đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, làm cho học sinh tích cực hơn trong suy nghĩ, hành động, hợp tác và bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn”.

- Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học tức là lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy của giáo viên cũng như lãnh đạo và quản lý HĐHT của học sinh. Tuy nhiên, việc lãnh đạo và quản lý HĐHT của học sinh là quản lý gián tiếp thông

qua giáo viên. Chính người giáo viên mới là người trực tiếp quản lý việc học của học sinh [3], [20].

Như vậy, dạy học thực chất là tổ chức hoạt động học cho học sinh. Việc học tập của học sinh là trung tâm của sự nghiệp giáo dục; tất cả hoạt động của nhà trường đều hướng đến tạo điều kiện tối ưu cho học tập. Người học tự nỗ lực, chủ động, tích cực tìm kiếm tri thức trong sự tương tác với môi trường học tập. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan trọng nhất để phát huy tối đa hiệu quả hoạt động học tập và nâng cao chất lượng giáo dục.

1.3.4. Những hình thức hoạt động học tập của học sinh

Giáo trình giáo dục học đại cương, của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh khái qt các hình thức học tập của học sinh ở trường trung học như sau: HĐHT có các hình thức như học tập chính khố ở trường, tự học ở nhà, học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham quan, phụ đạo.

+ Hình thức học tập chính khố ở trường

Hình thức này gồm học bài mới, củng cố tri thức và rèn luyện kỹ năng, ôn tập, tiết bài tập, tiết kiểm tra.

+ Tự học

Tự học là hoạt động tự giác, có mục đích của cá nhân, là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí trệ và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất, động cơ, tình cảm… để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình. Cốt lõi của việc học là tự học. Tự học là nói đến nội lực của người học, chất lượng của học tuỳ thuộc vào nội lực. Dù điều kiện tác động từ bên ngoài đối với hoạt động học dù tốt đến mấy, nhưng nếu con người khơng có đủ nỗ lực bản thân để tự học, tự biến đổi mình đến mức cần thiết thì khơng thể nào đạt được mục tiêu mong muốn [14, tr.31]. Tự học có nhiều hình thức như tự học ở lớp khi đang diễn ra quá trình dạy và học, tự học ở nhà. Tự học ở nhà cũng là hình thức tự học có hướng dẫn của giáo viên. Tự học ở nhà của học sinh thường là nắm vững nội dung

học tập đã học trên lớp, hoàn thành bài tập, thực hiện bài thực hành hoặc chuẩn bị bài học mới.

+ Hình thức học tập theo nhóm:

Hình thức học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học trong đó học sinh được chia thành từng nhóm, trao đổi thảo luận, tranh luận… với nhau về những vấn đề nhất định của nội dung tài liệu học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên [14, tr.221].

Học tập theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, phối hợp cùng hoạt động. Hình thức học tập theo nhóm có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân rất cao.

+ Hình thức hoạt động ngoại khố

Hoạt động ngoại khoá là một hình thức tổ chức dạy học có tính chất tự nguyện được tiến hành ngoài giờ lên lớp. Mỗi học sinh có thể căn cứ vào hứng thú, nhu cầu, năng lực… của mình mà tham gia hoạt động này hay hoạt động khác. Nội dung hoạt động ngoại khoá như các mặt văn hoá, khoa học, thể dục thể thao. Tổ chức hoạt động ngoại khố, dưới hình thức ngoại khố các bộ mơn văn hố, câu lạc bộ… [14, tr.224].

+ Hình thức tham quan học tập

Tham quan học tập là hình thức tổ chức dạy học nhằm tổ chức cho học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống bằng cách trực tiếp quan sát và nghiên cứu những hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên, trong cuộc sống xã hội mà rút ra những bài học cần thiết [14,tr.225].

+ Phụ đạo

Là hình thức tổ chức dạy học bằng sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên đối với từng học sinh. Phụ đạo thường được tiến hành với hai loại đối tượng: học sinh yếu kém và học sinh giỏi. Như vậy phụ đạo đồng nghĩa với dạy học cá biệt[14,tr.227].

Theo tác giả luận văn học chính khố là hoạt động học của học sinh theo chương trình do Bộ Giáo dục quy định, do nhà nước thống nhất quản lý, được

các cấp quản lý và cơ sở giáo dục linh động triển khai, tổ chức thực hiện. Trong học chính khố giáo viên trực tiếp tổ chức hoạt động học và nó có ảnh hưởng lớn đến các hình thức học tập khác. Các hình thức học tập tác động qua lại và hỗ trợ nhau cùng quy định chất lượng học tập và trong học chính khố có hình thức học nhóm, tự học và phụ đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)