Bản chất của hoạt động học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 26 - 29)

Bảng 2.11 : Bảng đánh giá quản lý kỷcương nề nếp

3. Quản lý hoạt động tự họ cở nhà của học sinh, học nhóm:

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động học tập ở trường THPT

1.3.1. Bản chất của hoạt động học

- Đối tượng của hoạt động học (HĐH) là những tri thức và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó. Có thể nói, cái đích mà HĐH hướng tới là chiếm lĩnh tri

thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Muốn học có kết quả, người học phải tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân.

- HĐH là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính bản thân mình.

- HĐH là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo.

- HĐH không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, nói cách khác là tiếp thu các phương pháp giành tri thức đó (cách học) [12,tr.83], [24].

1.3.1.1. Đối tượng của hoạt động học

Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ… là đối tượng của HĐH. Những tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng. Đối tượng của HĐH, trong thực tiễn giáo dục được biểu hiện cụ thể ở chương trình các mơn học (mà đơn vị cấu thành nó là khái niệm, kỹ năng, thái độ)[11, tr.67 ]. Như vậy người giáo viên phải biên soạn nội dung dạy học và tổ chức hoạt động dạy sao cho những tri thức thật sự là đối tượng học tập, nó trở nên gần gũi và tạo động lực học ở học sinh.

1.3.1.2. Nhiệm vụ học tập

Đối với học sinh, mục đích thiết yếu là chiếm lĩnh đối tượng của HĐH (gọi tắt là đối tượng học tập). Trong thực tiễn giáo dục, đối tượng học tập phải được cụ thể hố thành hệ thống các mục đích bộ phận. Học sinh phải vươn tới từng mục đích bộ phận này bằng cách thực hiện từng nhiệm vụ học tập tương ứng do người dạy giao cho. Bởi vậy, việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh đối tượng, trong thực tiễn giáo dục diễn ra dưới hình thức tổ chức cho các em thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập. Sự sắp xếp các nhiệm vụ học tập phải làm thành một hệ thống có tính phát triển. Do đó cũng có thể nói, thầy

giáo tổ chức quá trình phát triển của học sinh bằng cách lập ra và tổ chức cho các em thực hiện một hệ thống nhiệm vụ học tập [11, tr.70].

Theo chúng tơi, những người xây dựng chương trình học phải sắp xếp tri thức theo một hệ thống để người học thực hiện nhiệm vụ học tập theo một trình tự khoa học, và chính giáo viên là người tổ chức cho học sinh tiến hành các hành động học, giải quyết từng nhiệm vụ học tập theo đúng quy luật nhận thức và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

1.3.1.3. Phương tiện học tập

Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc thì trong hoạt động học, học sinh phải tự tạo cho chính mình phương tiện thực hiện, không thể chỉ dùng những phương tiện đã có do một q trình khác ngồi q trình học tập tạo ra (giấy, mực, bút, …). Tính chất đặc thù của hoạt động học là ở chỗ: mọi yếu tố của nó đang được hình thành bởi chính nó. Phương tiện hoạt động học cũng vậy, nó khơng có sẵn trong tâm lý chủ thể, mà được hình thành chính trong quá trình diễn ra hoạt động này. Phương tiện chủ yếu của hoạt động học trước hết là các hành động học tập. Phương tiện này được học sinh tự hình thành trong quá trình diễn ra hoạt động học tập [11, tr.74].

Theo tác giả luận văn nhận thấy, hiện nay khơng ít người chưa nhận thức sâu sắc vấn đề này, quá đề cao các phương tiện cơ sở vật chất, tập trung đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị mà ít quan tâm phương tiện quan trọng nhất đó là chính các hành động học tập của học sinh. Chính phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sẽ quyết định chất lượng cho các hành động học. Điều này khẳng định và minh chứng cho chúng ta thấy rằng yếu tố con người có vai trị quyết định và cũng từ cơ sở này, chúng ta tin rằng có thể nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam trong điều kiện đất nước ta hiện nay cịn khó khăn về kinh tế.

1.3.1.4. Những điều kiện của hoạt động học

Hoạt động học bao giờ cũng diễn ra trong điều kiện chỉ đạo về mặt sư phạm của hoạt động dạy. Chất lượng và hiệu quả của hoạt động học chủ yếu phụ thuộc vào nội dung và tính chất hoạt động dạy. Nhà trường phải đổi mới

cả nội dung lẫn phương pháp, đổi mới mối quan hệ thầy-trò trong quá trình dạy và học.

Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động học đạt được kết quả cao thì phải có mối liên hệ hợp tác và trao đổi giữa những người cùng học dưới sự chỉ đạo và tổ chức của thầy, trong giao lưu, trong tập thể[11, tr.76].

Chúng tơi thấy rằng nội dung bài học và hình thức trình bày cùng với phương pháp dạy học tích cực, hợp tác, giao lưu có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của hoạt động học; điều này giúp học sinh có động lực học, nắm vững kiến thức và rèn luyện nhiều kỹ năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)