Bảng 2.11 : Bảng đánh giá quản lý kỷcương nề nếp
3. Quản lý hoạt động tự họ cở nhà của học sinh, học nhóm:
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục Thành phố Điện Biên
2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
2.1.1 Một số nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Điện Biên Phủ Biên Phủ
Điện Biên Phủ là thành phố thuộc tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên, nằm ở phía Tây bắc Việt Nam. Thành phố nằm trong khu thung lũng Mường Thanh một thung lũng hình lịng chảo với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng 6 km. Chính vì vậy mà nó cịn được gọi là "lịng chảo Điện Biên". Thành phố Điện Biên Phủ cách biên giới Việt - Lào khoảng 35 km, cách Hà Nội 474 km (theo quốc lộ 279 và 6), phía Đơng Nam thành phố giáp huyện Điện Biên Đơng, các phía cịn lại giáp huyện Điện Biên.
Trước đây Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, xuất phát từ chữ "Mường Then" theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là "Mường Trời", gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là "đất tổ" của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á.
Tên gọi Mường Thanh xuất hiện lần đầu trong sách "Hưng Hóa xứ Phong Thổ lục" của Hồng Bình Chính. Hồng Cơng Chất nổi dậy chống lại vua Lê chúa Trịnh, chiếm đất Mường Thanh, xây đắp thành lũy gọi là Phủ Chiềng Lễ, phiên âm Hán -Việt là Trình Lệ. Ơng đã ở đây từ năm 1754 đến năm 1769. Năm 1778 nhà Lê bình được Hồng Cơng Toản (con trai Hồng Cơng Chất) và đặt ra châu Ninh Biên thay cho tên gọi Mường Thanh, thuộc phủ An Tây. Ninh Biên có 12 mường nhỏ gộp lại.
Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841, Điện nghĩa là vững chãi, Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên phủ) thời
Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu.
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, chủ trương kiến thiết của Đảng và nhà nước kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc bộ, biến Điện Biên là một thị trấn nông trường, sau được nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ của huyện cùng tên thuộc tỉnh Lai Châu. Năm 1992 trở thành thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu. Thị trấn Mường Thanh ở phía tây được tách ra làm huyện lỵ huyện Điện Biên.
Theo Nghị định số 110/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/9/2003, Điện Biên Phủ trở thành thành phố từ tháng 10 năm 2003 và là đô thị loại ba. Sau khi tách tỉnh, Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Điện Biên.
Thành phố Điện Biên Phủ có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường và 1 xã. Các phường là: Mường Thanh, Tân Thanh, Him Lam, Thanh Bình, Nam Thanh, Thanh Trường, Noong Bua và xã Thanh Minh.
Điện Biên Phủ hiện nay có số dân khoảng 70.639 người (cuối năm 2012). Cư dân sống ở đây khơng chỉ có người Kinh (người Việt) mà cịn có một số đơng là người Thái, người H'Mông, người Si La. Các dân tộc thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành phố.
Những năm qua kinh tế phát triển và tăng trưởng khá, riêng năm 2013, tỉnh Điện Biên có tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,55%, GDP bình quân đầu người đạt 20,41 triệu đồng/người/năm (tăng 16,2% so với 2012), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản. Kết quả chung về thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nơng thơn mới đến hết năm 2013 của tỉnh Điện Biên: chưa có xã nào đạt nhóm 1(19/19 tiêu chí) và nhóm II (15-18 tiêu chí); nhóm 3 (14-14 tiêu chí) có 02/116 xã; nhóm 4 (05-09 tiêu chí) có 12 xã; nhóm 5 (05 tiêu chí) có 102/116 xã. Về kết quả triển khai thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và 2030 đạt được kết quả khá. Cụ thể, đến
31/12/2013, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 50,01% năm 2010 xuống còn 35,22% năm 2013 (đạt 79% mục tiêu giai đoạn 2011- 2015 Các chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được tích cực triển khai thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo (giai đoạn 2010-2013) giảm bình quân 5%/năm. Các mặt văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tiến bộ, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đây là những tiền đề quan trọng và là tín hiệu lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.1.2. Khái quát về giáo dục của thành phố Điện Biên Phủ
Về quy mô giáo dục, năm học 2013 – 2014 ngành giáo dục thành phố có 04 trường THPT; 08 trường THCS; 09 trường Tiểu học; 13 trường mầm non, ( trong đó 12 trường cơng lập và 01 trường tư thục) , với gần 1070 cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Trong những năm gần đây, Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ đã thực sự ổn định và thay đổi khá mạnh, đạt được nhiều thành tích trên các lĩnh vực; Chất lượng giáo dục và Đào tạo ngày càng được nâng lên, CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học không ngừng đổi mới chuẩn hóa, hiện đại hóa, mạng Intenet đã được nối ở tất cả các trường học. Công tác huy động học sinh ở tất cả các cấp học đạt tỷ lệ cao, các hoạt động phong trào luôn được đẩy mạnh. Từ những nỗ lực đó, thành phố Điện Biên phủ ln dẫn đầu về chất lượng giáo dục toàn diện trong tồn tỉnh. Thành tích trong những năm qua thật đáng kể, 02 đơn vị trường học vinh dự được nhà nước tặng HCLĐ hạng Nhì, 04 HCLĐ hạng Ba, nhiều đơn vị được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND Tỉnh. 15/32 trường đạt trường chuẩn Quốc gia trong đó: cấp học Mầm non 4 trường, Tiểu học 5 trường, THCS 4 trường, THPT 2 trường; Thành phố Điện Biên Phủ được công nhận đơn vị đạt chuẩn Quốc gia về PCGDTH- XMC năm 2001; PGGDTHCS năm 2003; PCGD Tiểu học đúng độ tuổi năm 2005.
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục THPT của Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Điện Biên
Cùng với sự tiến bộ của giáo dục cả nước, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Điện Biên nói chung và của TP Điện Biên Phủ nói riêng ngày càng phát triển vững chắc. Hệ thống trường, lớp được xây dựng và phân rộng khắp toàn TP, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện nay tồn thành phố có 02 trường THPT gồm trường THPT Phan Đình Giót và trường THPT thành phố ( Không kể 02 trường THPT chuyên biệt của tỉnh) với 74 lớp và 2100 học sinh, trong những năm học vừa qua số học sinh của các trường có xu hướng giảm dần tự nhiên do làm tốt cơng tác kế hoạch hố gia đình và việc thành lập mới một số trường THPT gần khu vực Thành phố Điện Biên Phủ. Tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm dưới 2%, tỷ lệ chuyển lớp đạt trên 97%.
Diễn biến quy mô số lớp, số học sinh qua các năm như sau:
Bảng 2.1 Quy mô số lớp, số học sinh cấp THPT 5 năm gần đây
Trường Năm học 2009 - 2010 Năm học 2010 - 2011 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Năm học 2013 - 2014 Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh Số lớp Số học sinh THPT Phan Đình Giót 30 1129 29 979 27 803 27 787 27 727 THPT Thành phố 37 1328 36 1304 37 1262 37 1214 37 1153 Tổng số 67 2457 65 2283 64 2065 64 2001 64 1880
(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của trường THPT Phan Đình Giót; THPT thành phố)