Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường THPT trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 52 - 57)

Bảng 2.11 : Bảng đánh giá quản lý kỷcương nề nếp

3. Quản lý hoạt động tự họ cở nhà của học sinh, học nhóm:

2.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sin hở các Trường THPT trên địa bàn

2.2.2. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường THPT trên địa bàn

bàn thành phố Điện Biên Phủ

2.2.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập

- Học sinh đang ở độ tuổi trưởng thành, ở giai đoạn trí tuệ con người phát triển.

- Các em rất tích cực tham gia lao động, tự giác, chăm chỉ và lao động có hiệu quả, thích hoạt động văn hố, văn nghệ, thể thao và thích tham gia các

cuộc thi để giành “vị trí chiến thắng”.

- Nhiều em rất chuyên cần, say sưa trong học tập, đặc biệt là các em lớp cuối cấp. Năm học nào cũng có học sinh xếp loại học lực giỏi và đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.

Kết quả đánh giá học tập tu dưỡng của học sinh toàn trường qua các năm học được thể hiện qua các bảng sau:

47

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh toàn trường

Năm học T. số

Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

TS % TS % TS % TS TS % TS % TS % TS

2011 - 2012 2065 91 4,4% 731 35,4% 1074 52,0% 158 1246 60,3% 627 30,4% 137 66 55 2012 - 2013 2001 137 6,8% 746 37,3% 971 48,5% 134 1334 66,7% 514 25,7% 128 64 25 2013-2014 1880 123 6,5% 760 40,4% 855 45,5% 133 1309 69,6% 495 26,3% 59 31 18

Kết quả trên cho thấy, bên cạnh những học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, động cơ thái độ học tập rèn luyện đúng đắn thì vẫn cịn một bộ phận nhỏ khơng xác định được mục đích và động cơ học tập dẫn đến chây lười, ỷ lại vào chính sách ưu tiên, tự học tập mang tính đối phó, hành vi vơ ý thức tổ chức kỷ luật tuy không phải bản chất nhưng chiếm tỷ lệ cao ở học sinh lớp 10, lớp 11. 54,5 55 55,5 56 56,5 57 57,5 58 2011-2012 2012-2013 2013-2014 HS đỗ ĐH,CĐ, Dự bị

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ của các trường THPT khu vực TP Điện Biên Phủ qua các năm

Qua biểu đồ ta thấy tỉ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ, của các trường này ở mức khá so với các trường khác trong địa bàn tỉnh ( cao hơn từ 20% đến 30%). Tuy nhiên chủ yếu là học sinh đỗ nguyện vọng II, số học sinh đỗ thẳng vào đại học còn ở mức khiêm tốn. Đây cũng là bài tốn khó cho cơng tác quản lý ở các nhà trường. Vì tỷ lệ học sinh đỗ ĐH là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 2011-2012 2012-2013 2013-2014 HS giỏi cấp trường HS giỏi cấp tỉnh

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ biểu thị tỉ lệ học sinh giỏi qua các năm

Qua biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh còn thấp, song so với tỷ lệ học sinh giỏi cấp trường thì lại cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do chất lượng đầu vào thấp và khơng đồng đều rất khó cho cơng tác đào tạo học sinh giỏi toàn diện. Do vậy, nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi là một mục tiêu của nhà trường trong những năm học tiếp theo.

- Hiện nay, đầu vào của các trường là thi tuyển và xét tuyển song số học sinh dự tuyển thường thấp hơn so với chỉ tiêu giao, số học sinh khá giỏi phần lớn đã được tuyển vào các trường chuyên của tỉnh.

Bảng 2.5: Phân bổ học sinh các dân tộc từ năm 2011 - 2014

Năm học

TS học sinh

Các dân tộc

Kinh Thái H.mông K.mú Si la Cống DT khác 2011 - 2012 2065 1297 519 206 40 1 0 2 2012 - 2013 2001 1227 512 220 37 0 0 5 2013 - 2014 1880 1095 505 245 32 0 0 3

Qua bảng thống kê số học sinh các dân tộc ở bảng trên ta có thể thấy mặc dù là các trường ở khu vực Thành phố xong một số lượng không nhỏ học sinh là con em các đồng bào dân tộc, phần lớn trong số này đến từ các huyện ngồi khu vực thành phố. Nhiều em cịn hạn chế so với học sinh ở vùng thị trấn và vùng KT-XH đã tương đối phát triển: Tư duy yếu, chậm thích ứng, kém linh hoạt, sáng tạo, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hố, các thao tác tư duy thiếu tính logic, hệ thống hố khái qt hố; Khả năng lĩnh hội kiến thức mới, hiểu thuộc tính chung, thuộc tính bản chất cịn yếu, khả năng định hướng trong tri giác cịn hạn chế, dễ bị lơi kéo bởi những yếu tố mầu sắc bề ngoài mới lạ, dễ bị nhầm lẫn giữa những yếu tố bản chất và không bản chất; Vốn tiếng Việt nghèo nàn, khả năng diễn đạt yếu, nói và viết mắc nhiều lỗi chính tả, nên hay rụt rè, ít nói, ít phát biểu xây dựng bài giảng.

2.2.2.2. Nguyên nhân

- Một số học sinh chưa được chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường, chưa hứng thú đi học, chưa thích ứng với môi trường mới, đối với các em từ hoạt động

“làm - học - chơi” nay chuyển sang trạng thái “học” với những yêu cầu cao

về tri thức tính kỷ luật chặt chẽ của nhà trường THPT là một khó khăn khơng dễ khắc phục ngay.

- Khoảng 35% đến 40% số học sinh ở các trường này được tuyển từ những vùng cao, xa xơi hẻo lánh của tỉnh - đó là những vùng KT-XH kém phát triển, trình độ dân trí cịn thấp, đời sống đồng bào khó khăn, ít có điều kiện tiếp xúc với những thông tin KT-XH trong nước và thế giới qua các phương tiện truyền thơng, truyền hình, ít có điều kiện giao lưu, hoà nhập với cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, cuộc sống tự cung tự cấp là cơ bản. Vốn sống kinh nghiệm nghèo nàn tạo cho học sinh quen suy nghĩ đơn giản, một chiều; lối sống tự do phóng khống thích đua địi...

* Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu Thuận lợi:

Thành phố Điện Biên Phủ có những thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học, phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhân dân trong thành phố cần cù, thông minh, hiếu học, các cấp uỷ Đảng và chính quyền ln quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn giữ vững và ổn định. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có trình độ chun mơn cao, Trên 97% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, nhiều giáo viên có trình độ trên chuẩn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm, đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các hoạt động học tập của học sinh.

Trong những năm gần đây giáo dục bậc THPT ở Thành phố Điện Biên Phủ đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, quy mô cấp học, chất lượng dạy học và giáo dục ngày càng tiến bộ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Khó khăn:

Một bộ phận cán bộ quản lý ở các trường chưa được đào tạo bài bản về khoa học quản lý nên thực hiện các biện pháp quản lý chưa hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên tuy đã đủ về số lượng nhưng chưa đồng bộ về chất lượng, một số giáo viên năng lực chun mơn cịn yếu, chậm đổi mới phương pháp, thiếu năng động, sáng tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, tổ chức các hoạt động học tập của học sinh cịn mang tính hình thức, khai thác chưa hiệu quả.

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho giáo dục cịn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)