Yêu cầu về chất lượng giáo dục trung học trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 39 - 44)

Bảng 2.11 : Bảng đánh giá quản lý kỷcương nề nếp

3. Quản lý hoạt động tự họ cở nhà của học sinh, học nhóm:

1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động học tập ở trường THPT

1.4.4. Yêu cầu về chất lượng giáo dục trung học trong giai đoạn hiện nay

Bối cảnh chung của thế giới và các nước trong khu vực cũng như của nước ta hiện nay đặt ra những yêu cầu mới, cách nhìn nhận mới về vấn đề đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục bậc trung học nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu về nhân lực trong giai

đoạn hiện nay.

Ở nước ta, sự chuyển đổi nền kinh tế, cùng với sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực đã có ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thực

tiễn đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng phải kịp thời đổi mới mục tiêu, nội dung, phương thức đào tạo. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi phải nhìn nhận lại những vấn đề cơ bản của giáo dục trung học nước ta: Cần khắc phục và giải quyết sự sa sút về chất lượng, sự thiếu trung thực trong thi cử, nạn dạy thêm, học thêm tràn lan, sự tụt hậu với tình hình biến đổi của khoa học- xã hội. Những vấn đề cấp thiết địi hỏi phải có sự thay đổi:

+ Chất lượng học tập của học sinh nhìn chung cịn thấp, khơng đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước.

+ Những điều kiện phục vụ cho dạy và học còn thấp kém ở một số nơi đã ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.

+ Việc đổi mới phương pháp dạy học còn diễn ra chậm và thiếu đồng bộ, việc chênh lệch về trình độ dân trí rất khác nhau ở các vùng miền khiến cho việc áp dụng chương trình trung học trong cả nước càng gặp nhiều khó khăn.

Giáo dục trung học trong hơn 50 năm qua đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đã bước sang một giai đoạn mới. Những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi giáo dục cần phải thay đổi cơ cấu, nội dung và phương pháp giáo dục ở bậc trung học.

Giáo dục trung học có một vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy

tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ba mục tiêu giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm tới giáo

dục trung học cần đổi mới theo các phương hướng hướng sau:

Góp phần vào thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, bình đẳng, hạnh phúc, thơng qua việc nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Bên cạnh mục tiêu giáo dục cho mọi người, tăng cường mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng những yêu cầu phát triển sản xuất, góp phần thực hiện bình đẳng trong cơ hội hưởng thụ giáo dục, đồng thời phải góp phần hình

thành và phát triển nhân cách học sinh, nhằm tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn đề cuộc sống đặt ra cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

Hịa nhập giáo dục trung học trên thế giới, tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hóa, học tập các nước có nền giáo dục phát triển trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và quy luật phát triển của Việt Nam.

Để thực hiện sứ mệnh trọng đại này, trong quá trình đổi mới giáo dục trung học cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Song song với việc mở rộng quy mô nhưng phải bảo đảm chất lượng và hiệu quả giáo dục trung học, đặc biệt trong tình hình đất nước cịn nghèo, khả năng tài chính của đất nước đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp.

- Đa dạng hóa các loại hình tổ chức giáo dục trung học để vừa đảm bảo cơ hội học tập cho mọi người, vừa đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang phát triển, tạo ra một xã hội học tập.

- Phân hóa nội dung đào tạo vừa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vừa đáp ứng mong muốn của gia đình học sinh.

Ngành giáo dục nước ta đã và đang thực hiện ba mục tiêu lớn: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ CNH- HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đạt được mục tiêu trên, vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. Đội ngũ này có vai trị quyết định cho sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Từ những nét chủ yếu về lịch sử vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý và quản lý hoạt động học tập trong trường THPT nói chung và trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nói riêng. Đồng thời trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động học tập được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với các hoạt động khác, luận văn đi đến kết luận, như sau:

Hoạt động học tập có vai trị quan trọng, tác động mạnh mẽ đến kết quả học tập của người học.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng giáo dục.

Với vị trí là quốc sách hàng đầu sự nghiệp GD-ĐT cần thực hiện những mục tiêu to lớn mà trung ương Đảng đưa ra từ Đại hội VII và Đại hội VIII đó

là: " nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" trước mắt,

nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH- HĐH được xem là nhiệm vụ hàng đầu của GD-ĐT. Đồng thời phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục của hệ thống trường THPT để tìm ra được các giải pháp khả thi cho hoạt động giáo dục mà trọng tâm là hoạt động học tập của học sinh. Dạy học có chất lượng cao là việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của GD-ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Biên pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh là yếu tố quan trọng, quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục. Quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý đến tất cả các khâu của quá trình học tập giúp học sinh, sinh viên hoàn thiện nhiệm vụ học tập. Người quản lý trong trường học cần chú trọng quản lý nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên, quản lý CSVC, TBDH, tài liệu tham khảo để phục vụ dạy - học. Có như vậy mới tạo điều kiện cho việc học tập đạt kết quả.

Tuy nhiên các vấn đề trình bày chỉ là những tri thức lý luận, còn việc đưa ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cần phải nghiên cứu thực trạng GD-ĐT, thực trạng quản lý hoạt động học tập của các trường THPT trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)