3.1 .Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động học tập của học
học sinh trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Trong thực tiễn quản lý chúng tôi thấy hiện nay một số trường chưa phân định rõ trách nhiệm và công tác phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong quản lý hoạt động học tập của học sinh, nghĩa là chưa phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nhà trường. Bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội đều mong muốn nâng cao chất lượng học tập, nhưng thực tế nhiều trường hợp những mong muốn này không được thoả mãn. Nhà trường, nhất là
giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm bị lúng túng, gia đình lo lắng, nhà quản lý chưa tìm được được giải pháp hữu hiệu, đơi khi sử dụng một số biện pháp gây phản tác dụng.
Căn cứ thực tiễn quản lý và lý luận giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và khoa học quản lý, Cùng với sự tiếp cận trực tiếp với các em học sinh đặc biệt là với đối tượng học sinh yếu kém, học sinh chán học, bỏ học ở trong và ngoài nhà trường ở các địa phương có điều kiện khác nhau. Kết hợp những cơ sở trên và kết quả nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý HĐHT của học sinh như sau:
3.2.1. Biện pháp 1: Quản lý hoạt động học tập chính khố 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Hoạt động học tập chính khóa là nội dung quan trọng nhất của quản lý hoạt động học tập. Thực hiện có hiệu quả quản lý hoạt động học tập chính khóa là biện pháp quyết định nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động học
tập của học sinh.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
- Tổ chức dạy và học chính khố
- Chỉ đạo giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học - Kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập
- Hình thành động cơ học tập cho học sinh - Hình thành mục đích học tập
- Hình thành các hành động học tập - Quản lý người học
- Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả học tập.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Đối với tổ chức dạy học:
- Xếp thời khoá biểu hợp lý, tạo điều kiện cho việc học của học sinh, trong một buổi học không quá nhiều môn học, xen kẽ môn tự nhiên và môn xã hội,
phù hợp với giáo viên và học sinh, hạn chế việc học sinh đi lại quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thời gian tự học ở nhà của học sinh.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho giáo viên bộ môn và các bộ phận khác trong quản lý HĐHT của học sinh như: Kiểm tra đầu giờ nhiều học sinh, giám sát chặt chẽ việc chuẩn bị bài ở nhà; xác định và phân loại đối tượng học sinh để theo dõi việc tự học ở nhà. giáo viên bộ mơn ghi nhận tình hình học sinh trong sổ đầu bài, có biện pháp giáo dục học sinh vi phạm nội quy học tập.
Chỉ đạo giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học
giáo viên giới thiệu bài mới sát với thực tiễn đời sống, gần gũi với học sinh, kích thích sự tị mị, tìm hiểu khám phá những nội dung kiến thức sắp được học. giáo viên bộ mơn tổ chức q trình học tập làm sao cho tất cả học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém tiến hành các hoạt động học tập nhịp nhàng theo hoạt động dạy của giáo viên; dẫn dắt các em từng bước chiếm lĩnh từng đơn vị kiến thức, làm cho các em yêu thích nội dung học tập. giáo viên cần chú ý trợ sức cho học sinh yếu bằng cách giảng chậm để các em đủ thời gian suy nghĩ và giúp các em tái hiện kiến thức cũ liên quan đến nội dung đang học. Cuối giờ giáo viên bộ mơn hệ thống hóa kiến thức cơ bản nhất, làm rõ trọng tâm; dặn dò cụ thể nội dung học bài, làm bài ở nhà; chú ý đảm bảo tính vừa sức và kiểm tra chặt chẽ ở buổi học kế tiếp. Trong quá trình giảng dạy trong tiết học, giáo viên phải kiểm tra, đánh giá sát hoạt động học của học sinh. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên quản lý tinh thần, thái độ học tập của học sinh trong tiết học; kích thích động viên tinh thần, làm cho nội dung bài học trở nên thiết thân, gần gũi đối với học sinh, giúp các em yêu thích những điều đang học, từng bước chiếm lĩnh tri thức mới và có phương pháp học tập hiệu quả.
Kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập
Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng kiểm tra tình hình học tập theo thời khố biểu; giáo viên chủ nhiệm, kiểm tra sổ đầu bài nắm tình hình vắng, trễ, thực hiện nội quy học tập, để kịp thời giáo dục. học sinh vắng phải có đơn xin phép
của phụ huynh. học sinh vắng một ngày khơng phép sau đó phải có phụ huynh đến trường xin phép. Nếu học sinh vắng hai ngày khơng phép mà phụ huynh khơng đến trường thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ gia đình để biết rõ lý do, kịp thời động viên, nhắc nhở, giáo dục kịp thời.
Hình thành động cơ học tập cho học sinh
hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bộ môn nên làm cho tri thức, kỹ năng, thái độ trở nên thiết thân đối với học sinh, giúp các em u thích mơn học, say mê hứng thú học tập. Người giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự phát hiện những điều mới lạ (cả nội dung tri thức lẫn phương pháp giành lấy tri thức đó). Các em từng bước giải quyết thành công nhiệm vụ học tập sẽ tạo hứng thú say mê với tri thức và chính hoạt động học tập. Học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu được. Nó tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua khó khăn để học tập với sự tự nguyện, say mê, hứng thú.
Hình thành mục đích học tập
Người giáo viên tổ chức q trình giảng dạy làm cho học sinh thông qua hành động học tập, chiếm lĩnh từng mục đích bộ phận riêng lẻ, dần dần chiếm lĩnh toàn bộ đối tượng.
Hình thành các hành động học tập
Đối tượng của HĐHT cần phải được cụ thể hoá thành hệ thống nhiệm vụ mà học sinh sẽ thực hiện thông qua những hành động học tập. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần đề ra hệ thống nhiệm vụ học tập theo một trình tự logic, học sinh hồn thành nhiệm vụ học tập này làm cơ sở để giải quyết nhiệm vụ tiếp theo. Do đó học sinh phải cố gắng nắm vững kiến thức những nội dung đã học thì mới tiếp thu và giải quyết nhiệm vụ học tập kế tiếp. Người giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh, kịp thời củng cố kiến thức cho học sinh, nhất là đối với học sinh yếu. Việc giảng dạy trên lớp, người giáo viên phải tổ chức được các hành động học tập cho học sinh, chính học sinh tiến hành các hành động học tập mới tạo nên
sự phát triển trong tâm lý học sinh. Các hành động học tập ở nhà của học sinh vô cùng quan trọng, các em nắm vững nội dung học tập, rèn luyện tư duy, kỹ năng.
Chính vì vậy việc quản lý kiểm tra HĐHT ở nhà của học sinh là rất quan trọng, giáo viên phải đề ra nhiệm vụ học tập phù hợp, đảm bảo tính vừa sức, kích thích hứng thú, tạo động lực học tập ở nhà của học sinh.
Quản lý người học
- Thay đổi nhận thức người học:
Ngay từ đầu cấp học và đầu năm học nhà trường tổ chức giáo dục học sinh, phân tích, giảng giải cho các em những điều hay, lẽ phải và tin tưởng, thương yêu, quan tâm đến các em. Hàng tuần hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng sinh hoạt dưới cờ, trong đó quan tâm khen thưởng những biểu hiện tốt đẹp của học sinh và phê bình những nhận thức và hành vi chưa tốt. giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp quản lý giáo dục học sinh, có điều kiện nhất trong việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em. Chính vì vậy, việc giáo viên chủ nhiệm giáo dục nhận thức cho học sinh sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Trong những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt ngoại khoá, vui chơi, thăm viếng gia đình học sinh đều có mục đích giáo dục. Ngồi ra nhà trường còn cần phải phối hợp với gia đình, các đồn thể chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường cùng nhau giáo dục nhận thức và chăm lo cho các em. Sự tác động tâm lý từ nhiều phía cùng với việc tạo mơi trường thuận lợi cho các em học tập, sẽ mang lại sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của học sinh.
- Hướng dẫn phương pháp học tập:
Trong giảng dạy người giáo viên phải dạy cho học sinh cách học, hướng dẫn các em phương pháp học tập trên lớp, tự học ở nhà; hướng dẫn cách học từng bài, từng chương, rèn luyện kỹ năng tư duy, thực hành.
- Xây dựng tập thể học sinh:
Nhà trường muốn thực hiện tốt công tác giáo dục cần phải xây dựng tập thể học sinh như:
Xây dựng mối quan hệ đúng đắn trong tập thể, bao gồm quan hệ phụ thuộc trách nhiệm như trao đổi thông tin về công việc, phân công, phân nhiệm, đánh giá kết quả, để đạt mục đích tập thể đề ra. Ngay từ khi giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận lớp phải thực hiện việc tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm cho cán bộ lớp, cán bộ Đoàn thanh niên, tổ trưởng và các học sinh, trong đó nêu rõ cách thức phối hợp giữa các bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của lớp.
Ngoài ra nhà trường và giáo viên chủ nhiệm cũng cần xây dựng quan hệ đoàn kết thân ái trong tập thể học sinh, giáo dục các em có mối quan hệ riêng tư phù hợp với lứa tuổi học sinh. Tổ chức các hoạt động giao lưu trong tập thể như hoạt động văn hoá, văn nghệ, cắm trại, thể dục thể thao, tham quan du lịch để tạo nên bầu khơng khí sơi nổi gắn bó mọi người với tập thể; giúp học sinh mở rộng, củng cố tri thức, lĩnh hội kinh nghiệm và năng lực hoạt động xã hội; Xác định viễn cảnh, xây dựng truyền thống nhà trường và hình thành dư luận xã hội, làm cho các em có niềm vui, hy vọng ở tương lai để cùng nhau tích cực hoạt động; Xây dựng truyền thống tập thể nhà trường, hình thành dư luận xã hội lành mạnh trong tập thể; Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp và phối hợp với các tập thể khác trong và ngồi nhà trường.
Tóm lại việc xây dựng tập thể học sinh có tác động rất tích cực đến hoạt động học tập, góp phần quan trọng trong giáo dục tồn diện nhân cách học sinh. Tạo điều kiện cho việc học
Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm tạo điều kiện cho việc học tập của học sinh như:
- Điều kiện vật chất phục vụ hoạt động dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học; tổ chức bảo quản và phát huy hiệu quả sử dụng. Đây là phương tiện cho hoạt động dạy và học, là một trong những yếu tố góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả dạy và học.
- Tạo môi trường an tồn về mặt tình cảm cho học sinh như chấp nhận các nhu cầu khác nhau cũng như những đặc điểm khác nhau của học sinh; ni
dưỡng và khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm; có sự tương tác mang tính tôn trọng giữa giáo viên & học sinh; xây dụng mối quan hệ tích cực:
Quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả học tập + Quản lý mục tiêu học tập:
Mục tiêu học tập của học sinh được cụ thể hố trong từng mơn học, từng chương, từng bài. Để quản lý nội dung này hiệu trưởng thông qua hệ thống quản lý như tổ trưởng chun mơn, phó hiệu trưởng và trực tiếp là giáo viên bộ môn. Như vậy, hiệu trưởng phải quán triệt và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu học tập của học sinh bằng cách kiểm tra việc biên soạn nội dung giảng dạy, dự giờ, kiểm tra vở học sinh. Kiểm tra việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
+ Quản lý nội dung, phương pháp của thầy có phù hợp với chủ trương của nhà trường hay không; nội dung giảng dạy phải ngắn gọn, rõ ràng, hệ thống và nổi bật trọng tâm, phù hợp với đối tượng học sinh. Nội dung, phương pháp giảng dạy, phải tạo được hứng thú, đảm bảo tính khoa học, thực tiễn, hệ thống, phát huy tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh, giúp học học sinh có khả năng vận dụng và liên hệ thực tiễn.
+ Quản lý kiểm tra kết quả học tập:
Hiệu trưởng nhà trường tổ chức quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá đúng quy chế chuyên môn và theo tinh thần kiểm tra đánh giá thường xuyên, sâu sát đối tượng học sinh, hiểu rõ khả năng học tập của học sinh ở từng bộ môn, từng nội dung kiến thức. giáo viên bộ môn phải đánh giá học sinh ngay trong quá trình học tập ở từng tiết dạy và kiểm tra kết quả học tập qua kiểm tra thường xuyên, định kỳ. Một vấn đề lưu ý là giáo viên bộ môn phải đan xen kiểm tra và đánh giá trong suốt quá trình học tập, giáo viên nắm vững đối tượng học sinh để làm cơ sở để học sinh và giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh quá trình dạy và học [16].
3.2.2. Biện pháp 2: Quản lý học phụ đạo 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp
Hoạt động phụ đạo cho học sinh bao gồm phụ đạo cho học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh khá giỏi. Biện pháp này là căn bản để nâng cao chất lượng học tập. Bồi dưỡng kiến thức để đạt mục tiêu giáo dục và đào tạo. Đối tượng học sinh ở khu vực miền núi đặc biệt với mặt bằng về tiếp thu kiến thức không đồng đều và tiếp thu chậm cho nên, hoạt động phụ đạo càng trở nên cấp thiết.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Lập kế hoạch phụ đạo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém Tổ chức, phân công và chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường quản lý học phụ đạo.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Lập kế hoạch phụ đạo nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém Trên cơ sở lý luận dạy học, phụ đạo là thực hiện dạy học cá biệt, trong quá trình giảng dạy luôn thực hiện bám sát đối tượng học sinh, thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy tập trung vào đối tượng học sinh yếu kém. học sinh yếu do các em bị mất căn bản từ những năm trước, thiếu vốn kiến thức làm cơ sở cho việc học chương trình mới. Các em thiếu tự tin và khó tiếp thu kiến thức mới, chính vì thế các em thiếu hứng thú và khó tập trung trong học tập. Để kịp thời bù đắp những phần kiến thức học sinh bị thiếu hụt, nên ngay từ đầu năm học, cần kiểm tra, đánh giá và phân loại đối tượng để tổ chức dạy phụ đạo; điều này phù hợp với lý luận và thực tiễn dạy học.
Phụ đạo cho học sinh yếu được thực hiện trong suốt năm học, nhưng khi kết thúc học kỳ I, trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá của giáo viên, cần tiến hành tổ chức hội nghị chuyên môn để rút kinh nghiệm công tác phụ đạo và chọn lọc lại đối tượng học sinh để lập danh sách học sinh tham gia lớp phụ đạo ở học kỳ II. Điều này giúp giáo viên và học sinh tự đánh giá và tự điều chỉnh, tạo động lực cho dạy và học.
Tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém đòi hỏi giáo viên phải có khả năng thuyết phục, dẫn dắt và biết lắng nghe học sinh để giúp các em lấy lại nền tảng kiến thức căn bản.
Hiệu trưởng tổ chức, phân công và chỉ đạo các bộ phận trong nhà