Hình thành hành động học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 29 - 31)

Bảng 2.11 : Bảng đánh giá quản lý kỷcương nề nếp

3. Quản lý hoạt động tự họ cở nhà của học sinh, học nhóm:

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động học tập ở trường THPT

1.3.2. Hình thành hành động học

1.3.2.1. Hình thành động cơ học tập cho học sinh

Khi nói đến hoạt động thì phải có động cơ của nó, động cơ tâm lý không phải đơn thuần ở bên trong cá thể. Nó phải được vật thể hoá ở đối tượng của hoạt động. Nghĩa là động cơ phải mang một hình thức tồn tại vật chất hiện thực ở bên ngồi. Với nghĩa đó, đối tượng của hoạt động chính cũng là nơi hiện thân của động cơ hoạt động ấy. Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở những tri thức, kỹ năng, thái độ…(đối tượng của các hoạt động học) mà giáo dục nhà trường sẽ đưa lại cho các em. Động cơ học tập, biểu hiện ra ngồi ở lịng khao khát đối với tri thức, muốn hiểu biết nhiều hơn những điều mới lạ. Nhà trường nên làm cho tri thức, kỹ năng, thái độ trở nên thiết thân đối với học sinh, các em u thích mơn học, say mê hứng thú học tập [25].

Động cơ học tập khơng có sẵn, cũng khơng thể áp đặt từ ngoài, mà phải được hình thành dần dần chính trong q trình đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập của học sinh, dưới sự hướng dẫn, tổ chức của thầy. Vì vậy, người thầy cần tổ chức cho học sinh tự phát hiện những điều mới lạ (cả nội dung tri thức lẫn phương pháp giành lấy tri thức đó). Các em từng bước giải quyết thành công nhiệm vụ học tập sẽ tạo hứng thú say mê với tri thức và chính hoạt động học tập. Học tập dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của chính học

sinh. Nó tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua khó khăn để học tập với sự tự nguyện, say mê, hứng thú [11, tr.78,79,80,81]. Theo chúng tôi lý luận này có ý nghĩa rất quan trọng đối với thực tiễn giáo dục trong nhà trường. Để hình thành động cơ học tập cho học sinh phải thực hiện một số nội dung như sau:

Vận dụng cơ sở tâm lý học hình thành động cơ học tập, như cho học sinh thấy mục đích học tập và sự hạnh phúc, sự thành đạt khi các em có một trình độ học vấn, năng lực. Chúng ta có thể giới thiệu những tấm gương thành đạt, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Động cơ học tập cũng hiện thân ở những tri thức, kỹ năng, thái độ; chính vì vậy nhà trường phải tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng toàn diện, quan tâm biên soạn nội dung dạy học, cải tiến phương pháp để học sinh thật sự yêu thích mơn học, các em cảm thấy hạnh phúc trong từng tiết học; tạo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị và môi trường học tập, thực hiện kiểm tra đánh giá kích thích động cơ học tập.

Đối với học sinh chưa có động cơ học tập tốt chúng ta không chỉ kêu gọi, răn đe, nhắc nhở, thuyết phục mà còn tổ chức quá trình dạy học sao cho học sinh yếu được củng cố kiến thức cơ bản để các em có thể tiếp thu được nội dung bài mới, từ đó u thích học tập.

Vậy để tạo động cơ học tập cần phối hợp giáo dục động cơ học tập và tổ chức dạy học cho học sinh dựa trên cơ sở tâm lý về động cơ, lý luận giáo dục và hoạt động dạy học.

1.3.2.2. Hình thành mục đích học tập

Giáo sư Phạm Minh Hạc đề cập đến mục đích học tập như sau: Muốn cho HĐHT thực hiện được động cơ của nó, trước hết động cơ của hoạt động này phải được cụ thể hoá thành hệ thống các khái niệm của môn học ấy. Thông qua hành động học tập, học sinh chiếm lĩnh từng mục đích bộ phận riêng lẻ, dần dần chiếm lĩnh toàn bộ đối tượng. Bản chất của HĐHT là hoạt động chuyển hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của nó. Sự thay đổi này biểu hiện ở sự thay đổi mức độ làm chủ những khái niệm, những giá trị,

những chuẩn mực, những quy luật và những phương thức hành vi phù hợp với chúng. Chính những cái đó làm thành nội dung của mục đích học tập [11, tr.82, 83, 84].

Như vậy, trong quá trình học tập của học sinh thì từng bước các em làm chủ những khái niệm và từ đó làm cơ sở để tiếp thu những khái niệm mới, có phương pháp nhận thức và phát triển tư duy. Qua học tập, từng đơn vị kiến thức ở các bộ môn dưới sự ảnh hưởng của người thầy, học sinh được hình thành những giá trị, chuẩn mực và hành vi. Như vậy thông qua dạy chữ để dạy người và thông qua hoạt động học các em được phát triển nhân cách tồn diện.

1.3.2.3. Hình thành các hành động học tập

Đối tượng của HĐHT cần phải được cụ thể hoá thành hệ thống nhiệm vụ mà học sinh sẽ thực hiện thông qua những hành động học tập. Người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần đề ra hệ thống nhiệm vụ học tập theo một trình tự logic, học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập này làm cơ sở để giải quyết nhiệm vụ tiếp theo. Do đó học sinh phải cố gắng nắm vững kiến thức những nội dung đã học mới tiếp thu và giải quyết nhiệm vụ học tập kế tiếp. Người giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc học bài và làm bài của học sinh, kịp thời củng cố những kiến thức cho học sinh, nhất là học sinh yếu. Việc giảng dạy trên lớp, người giáo viên phải tổ chức được các hành động học tập cho học sinh, chính học sinh tiến hành các hành động học tập mới tạo nên sự phát triển trong tâm lý học sinh. Các hành động học tập ở nhà của học sinh vô cùng quan trọng, giúp các em nắm vững nội dung học tập, rèn luyện tư duy, kỹ năng. Chính vì vậy, việc quản lý kiểm tra HĐHT ở nhà của học sinh là rất quan trọng, giáo viên phải đề ra nhiệm vụ học tập phù hợp, đảm bảo tính vừa sức, kích thích tạo động lực học tập ở nhà của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố điện biên phủ, tỉnh điện biên (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)